1. Những điều giáo viên nói dối học sinh
Chọn lọc tự nhiên
Sách Sinh học lớp 12 có một ví dụ kinh điển về sự chọn lọc tự nhiên: Bướm sâu đo Peppered là một loài bướm đêm phổ biến gặp ở châu Âu, thường đậu trên thân cây vào ban ngày. Chúng có hai kiểu hình thái của đôi cánh: màu loang lổ sáng hoặc màu đen sậm. Trước cách mạng công nghiệp, giống bướm màu đen sậm kia rất hiếm vì chúng dễ dàng bị loài chim phát hiện và ăn thịt. Nhưng sự ô nhiễm đã tiêu diệt loài địa y bám trên thân cây khiến loài bướm đen trở nên khó phát hiện hơn khi đậu trên những thân cây đậm màu này. Vì vậy, số lượng những con bướm có đôi cánh sáng màu giảm nhanh chóng và ngày nay gần như hoàn toàn biến mất.
Nhưng một sự thật được đăng trên kênh BBC rằng loài bướm Peppered đã tồn tại 2 dạng màu sắc cánh trước khi có cuộc cánh mạng công nghiệp châu Âu. Và học sinh trung học cũng không nên nắm bắt quá phức tạp lý thuyết chọn lọc tự nhiên làm gì!
Bức tranh của Vincent Van Gogh
Khi nhắc tới bức tranh nổi tiếng này, giáo viên nào cũng ca ngợi vị thiên tài này đã vì tình yêu mà tự cắt tai mình tặng cho một cô gái để chứng mình cho tình yêu của mình.
Trên thực tế, việc tặng quà cho cô gái kia có thể đã xảy ra nhưng ông thực sự mất đi tai của mình trong một cuộc xích mích và bị đe dọa bởi người bạn, đồng nghiệp Paul Gauguin. Có lẽ tình tiết lãng mạn kia đã tăng thêm giá trị của bức tranh và khiến học sinh nhớ lâu hơn.
Một câu chuyện thường hay được sách vở kể lại nhiều. Vào ngày 10/06/1752, Benjamin Franklin đã tiến hành thí nghiệm với các đám mây tích điện bằng cách thả một cái diều trong cơn giông bão với một cái khóa buộc với đầu dây kim loại nối với con diều và đầu kia buộc với dải lụa mà ông giữ trong tay. Một tia sét đã đánh vào sợi dây và truyền xuống cái khóa gây ra tia lửa điện. Từ đó, Bejamin phát minh ra cột thu lôi bảo vệ các tòa nhà.
Câu hỏi đặt ra là Bejamin có thật sự thí nghiệm theo cách này khi ông có thể dễ dàng bị nướng cháy với tia sét dài cả dặm, lên tới hàng nghìn vôn. Trong nhiều tác phẩm đa dạng của mình, nhà khoa học nhận thức rõ sự mạo hiểm của thí nghiệm và ông đã lựa chọn những phương án khác an toàn hơn.
Newton và quả táo
Ai cũng biết Isaac Newton khám phá ra định luật vạn vật hấp dẫn vào một ngày đẹp trời mùa hè 1666 khi bị một quả táo rơi trúng đầu. Nhưng câu chuyện quả táo đã không bao giờ được nhà khoa học đề cập tới cho đến khoảng 60 năm sau (1726) sự dối trá trở thành sự thật hiển nhiên từ Jo hn Conduitt trong một văn bản tìm thấy nói về cuộc đời của Newton.
Cây táo Newton đã 350 tuổi
Câu chuyện mang đến cho chúng ta sự hy vọng về một ngày nào đó, cũng đẹp trời, khoảng khắc lịch sử sẽ đến với chúng ta giống như Newton đã từng.
2. Những câu nói dối kinh điển thường gặp:
1. Nhà cung cấp Internet: Chúng tôi hoàn toàn miễn phí
2. Viễn thông, điện lực: Chúng tôi bị lỗ vốn
3. Cảnh sát: Chúng tôi vì nhân dân phục vụ
4. Công ty tham gia thị trường chứng khoán: Chúng tôi không bao giờ làm giả các báo cáo
5. Sếp: Tôi không bao giờ quên những cống hiến của anh
6. Nhân viên: Mai tôi nghỉ việc, không làm nữa
7. Tài xế xe khách: Nhà xe xuất phát đúng giờ
8. Dân buôn: Bán lỗ vốn, đại hạ giá
9. Ngôi sao điện ảnh: Hai chúng tôi chỉ là bạn bè
10. Chính khách: Tôi không nhận một đồng nào cả
11. Con gái: Đây là lần đầu tiên của em
12. Con trai: Ngoan, không đau tí nào đâu
13. Học sinh : chúng em không hề nói chuyện trong giờ học .
14. Giáo viên : tôi không trù dập ai cả .
15. Nhà trường : chúng tôi không dùng học phí của học sinh vào việc riêng .
16. Bố mẹ : học cho giỏi rồi cuối năm muốn gì cũng được .
17. Con cái : con đang học bài ....
18. Tiệm ( hàng) net: sắp có máy rồi đó, tí nữa là tụi nó nghỉ
19. Chủ tiệm bán điện thoại, máy tính : Máy này sài ngon lắm đó nha!
3. Cha mẹ cũng hay nói dối chúng ta:
- Khi nuốt cả hạt tái cây và kẹo cao su vào bụng: Hạt cây sẽ nảy mầm trong bụng và mọc cây trên đầu, còn nuốt kẹo cao su sẽ dính hết ruột gan với nhau.
- Khi vòi vĩnh iPad, điện thoại, laptop làm quà Noel: Ông già Noel không sản xuất đồ điện tử.
- Khi không chịu ngủ trưa: Ông Ba Bị hay gọi chú công an vào bắt...??
- Khi hỏi "Con được sinh ra từ đâu hả mẹ?", câu trả lời phổ biển là mẹ sinh con ra từ nách, rốn hay nhặt được từ thùng rác.
- Khi đòi ăn kem, mẹ bảo mỗi lần xe bán kem đi qua mà có bật nhạc nghĩa là họ đang thông báo bán hết kem rồi.
- Khi con cái lười quá: 'Bằng tuổi mày, ngày xưa bố mẹ đã biết chăn trâu, cắt cỏ, nấu cơm, chăm em giỏi lắm rồi đấy." hay "Hồi xưa tao khổ lắm, không sướng như chúng mày bây giờ đâu!"
4. Những lời nói dối nổi tiếng trong lịch sử:
Nghịch lý Epimenides
Nhà triết học Epimenides luôn ủng hộ ý kiến rằng thần Zeus là bất tử. Nhưng ý kiến này trái ngược với đức tin của cư dân đảo Cete, một hòn đảo thịnh vượng từ nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Ông đã bức xúc tuyên bố thẳng: "Tất cả những người dân đảo Crete nói dối". Thật trung hợp, Epimenides cũng là cư dân đảo Crete nên ông vô tình thừa nhận mình cũng là kẻ nói dối. Mà khi ông nói dối thì những người dân đảo Crete đều là người nói thật. Bây giờ, với tư cách người của đảo Crete, Epimenides được coi là nói thật.
Lời khẳng định ban đầu của ông lại đúng và vòng tròn lặp lại tiếp tục và đến bây giờ vẫn chưa kết thúc...
Trận chiến thành Troy
Có lẽ cuộc chiến tranh giành tình yêu cướp mất bao nhiêu xương máu binh lính sẽ không kết thúc nếu Odissey không nghĩ ra kế xây dựng ngựa gỗ khổng lồ tặng quà giảng hòa cho vua thành Troy. Dân thành Troy hân hoan đón nhận món quà như dấu hiệu hòa bình mà đâu ngờ, giặc đang chốn trong bụng con ngựa gỗ. Chỉ trong một đêm, thành Troy bị tiêu diệt và xóa sổ dễ dàng. Một lời nói dối trở thành huyền thoại trong lịch sử phương Tây cổ đại.
Adolf Hitler và người Do Thái
Đến tận bây giờ, lời nói dối, bịa đặt của trùm phát xít Adolf Hitler vẫn còn ám ảnh người Do Thái và một số ít người dân trên thế giới. Hắn thản nhiên phát động chiến dịch được gọi là "Giải pháp cuối cùng" loại bỏ người Do Thái khỏi thế giới, thuyết phục người dân Đức rằng người Do Thái là dân máu lạnh, tàn ác, là kẻ thù lớn nhất của dân tộc. Chính dân Do Thái làm người Đức thua lớn trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Hàng triệu nạn nhân Do Thái ngã xuống vì chiến dịch tàn sát điên cuồng và khát máu của nhà độc tài này.
Hitler đã để lại một "tuyên ngôn" mà có vẻ khá đúng đắn "mọi lời nói dối khi nói ra đều được mọi người tin nếu nhắc lại đủ nhiều".
Đến cuối thời hoàng kim, Hitler lại đổ lỗi cho người khác vì thất bại của mình: " Mọi người đã nói dối ta, mọi người đã lừa dối ta. Chẳng ai nói cho ta biết sự thật. Lực lượng vũ trang cũng nói dối ta. Người Đức không chịu đấu tranh anh dũng. Như vậy không phải ta thua trận mà chính là người Đức”.