Chuyện lạ ở quốc gia từ chối gia nhập BRICS: Tổng thống tuyên bố đô la hóa, người dân ‘quay xe’ tìm nội tệ

Anh Dũng |

Bóng đen lạm phát bao trùm Argentina và Tổng thống Javier Milei đang đề xuất đến giải pháp đô la hóa. Việc thay đồng peso bằng đồng USD là một phần trong hàng loạt thay đổi chính sách và thể chế mới.

Chuyện lạ ở quốc gia từ chối gia nhập BRICS: Tổng thống tuyên bố đô la hóa, người dân ‘quay xe’ tìm nội tệ- Ảnh 1.

Nền tảng kinh tế cho việc sử dụng đồng ngoại tệ

Argentina đã phải vật lộn với tình trạng lạm phát cao kể từ năm 1945. Tình trạng lạm phát dai dẳng đòi hỏi một giải pháp mạnh mẽ. Và đô la hóa được kỳ vọng mang lại một cuộc cải cách kinh tế toàn diện, tạo điều kiện cân bằng ngân sách, cải cách tài chính, tái cơ cấu thị trường lao động và thúc đẩy thương mại quốc tế tự do mà không có những rủi ro tiềm ẩn xuất phát từ chính trị trong nước.

Chuyện lạ ở quốc gia từ chối gia nhập BRICS: Tổng thống tuyên bố đô la hóa, người dân ‘quay xe’ tìm nội tệ- Ảnh 2.

Tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Argentina từ năm 1945 - 2023

Lý tưởng nhất là thực hiện đô la hóa ở tỷ giá hối đoái cân bằng, đảm bảo quá trình chuyển đổi suôn sẻ mà không có sự gián đoạn đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế. Đô la hoá có thể chia thành ba nhóm: tài khoản ngân hàng, tiền tệ đang lưu hành và nợ của ngân hàng trung ương.

Tài khoản ngân hàng là nhóm dễ dàng đô la hóa nhất và nhanh nhất. Tiền gửi ngân hàng chuyển đổi từ peso sang đô la theo tỷ giá đô la hóa. Nhóm thứ hai, đồng tiền hiện đang lưu hành có thể được quản lý theo nhiều cách khác nhau như bắt buộc hoặc tự nguyện.

Nhóm thứ ba, việc đô la hóa các khoản nợ của ngân hàng trung ương là khía cạnh thách thức nhất. Argentina hiện không có đủ tài sản bằng USD để tài trợ cho một giao dịch mua tiền tệ lớn.

Người dân bán USD nhiều hơn mua, vì sao?

Hiện tại, nhiều người đang bán một khoản tiền tiết kiệm bằng USD của họ để đổi lấy peso trang trải cuộc sống. Đây là điều không ngờ trong chính sách “liệu pháp sốc” của Tổng thống Javier Milei. Theo dữ liệu mà ngân hàng trung ương Argentina công bố, khoảng 208.000 người Argentina đã bán ngoại tệ thông qua các kênh chính thức trong tháng 4. Trong khi đó, chỉ 51.000 người mua USD và các loại tiền tệ mạnh khác.

Nhu cầu về peso bắt nguồn từ quyết định của ông Milei từ bỏ việc kiểm soát giá cả nhưng vẫn kiểm soát chặt đồng peso, gây ảnh hưởng đến sức mua của người dân Argentina. Trong khi giá cả tăng hơn 100% kể từ ngày ông Milei nhậm chức thì đồng peso chỉ mất giá 59%. Điều đó khiến nhu yếu phẩm tính bằng USD trở nên đắt đỏ, buộc người dân phải lấy khoản tiết kiệm bằng USD để chi trả hoá đơn hàng tháng.

Chuyện lạ ở quốc gia từ chối gia nhập BRICS: Tổng thống tuyên bố đô la hóa, người dân ‘quay xe’ tìm nội tệ- Ảnh 4.

Tổng thống Argentina Javier Milei

Như vậy, việc hoàn thành quá trình đô la hoá sẽ đòi hỏi một thời gian dài. Những người chỉ trích kế hoạch của ông Milei cho rằng đây là những thách thức lớn đối với Argentina trong bối cảnh còn nhiều bất ổn.

Tổng thống Milei, một giáo sư kinh tế hơn 20 năm, ban đầu nghiêng về kế hoạch đô la hoá toàn phần. Nhưng diễn biến gần đây cho thấy cách tiếp cận đồng tiền kép, trong đó đồng peso và đồng USD cùng tồn tại, có nhiều khả năng hơn.

BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi với 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 8/2023, BRICS tuyên bố kết nạp 6 thành viên mới gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Arab Saudi và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) từ năm 2024. Nhưng sau khi Tổng thống Javier Milei đắc cử và nhậm chức ngày 10/12, ông đã gửi thư đến BRICS từ chối lời mời gia nhập khối.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại