Chuyên gia TQ đánh giá cao tên lửa phòng không cải tiến của VN!

Khang Minh |

Quân chủng PK-KQ vừa tổ chức diễn tập kíp chiến đấu phân đội tên lửa phòng không mới hiện đại hóa, các chuyên gia TQ đã đánh giá cao và thậm chí còn e ngại tổ hợp tên lửa này.

Theo các trang tin điện tử Trung Quốc, gần đây Quân chủng PK-KQ Việt Nam đã tổ chức diễn tập kíp chiến đấu lực lượng tên lửa S-125-2TM mới được hiện đại hóa tại tỉnh Quảng Nam ở miền Trung, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội.

Qua đó, các chuyên gia Trung Quốc đánh giá cao khả năng cơ động, xạ kích diệt mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử - nhiễu mạnh, bất kể ngày hay đêm của tổ hợp tên lửa này.

Khi kết hợp với các tổ hợp S-75 cũ hơn hoặc với tên lửa tầm xa S-300PMU1, chúng tạo thành mạng lưới phòng không "mạnh" và liên hoàn, có thể ngăn chặn hiệu quả chiến đấu cơ thế hệ 3-4, 4+ của phương Tây hay các loại tiêm kích đa năng như Su-30MKK1/2, J-10A/B, J-11B/D của Trung Quốc.

Chuyên gia TQ đánh giá cao tên lửa phòng không cải tiến của VN! - Ảnh 1.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Tuyến - Phó Tư lệnh, kiểm tra kíp chiến đấu Trung đoàn 213 (Sư đoàn 363). Ảnh: Báo PK-KQ.

Đồng thời, chúng đủ uy lực khiến cho tên lửa chống bức xạ (diệt radar) của nước này không thể phóng, giảm hiệu suất chiến đấu, trong khi trực thăng vũ trang WZ-10 của Trung Quốc cũng không thể tiếp cận để tiêu diệt chúng.

Tuy nguồn gốc của tên lửa phòng không S-125-2TM vừa được Việt Nam hiện đại hóa trên cơ sở các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung thế hệ 2 của Liên Xô là S-125 Pechora hay còn gọi là SAM-3, nhưng nó không thể coi thường, vì chính loại tên lửa này đã từng giúp Nam Tư bắn hạ máy bay ném bom chiến đấu tàng hình F-117 nổi tiếng của Mỹ.

So với phiên bản cải tiến trước đó, S-125-2TM tập trung vào việc nâng cao xác suất diệt mục tiêu, tăng cường khả năng kháng nhiễu thông qua việc sử dụng bộ vi xử lý mới và hệ thống điện tử, điều khiển hiện đại.

Chuyên gia TQ đánh giá cao tên lửa phòng không cải tiến của VN! - Ảnh 2.

S-125 Pechora bắn hạ máy bay ném bom chiến đấu tàng hình F-117 nổi tiếng của Mỹ.

Nhờ vậy, các tổ hợp tên lửa này có khả năng sống sót được nâng cao đáng kể trong môi trường chiến tranh hiện đại.

Ngoài ra, thông qua việc giảm bớt đáng kể số lượng đầu xe so với hệ thống cũ và tích hợp trên xe kéo hiện đại hơn, giúp cho tính cơ động của cả tổ hợp được nâng cao, điều này làm cho khả năng sống sót của nó được cải thiện theo cấp số nhân khi gặp phải mối đe dọa của tên lửa chống bức xạ.

Với sự hỗ trợ công nghệ của Belarus, khoảng cách phát hiện mục tiêu trên radar cảnh giới nhìn vòng S-125-2TM tăng từ 70km lên 100km, vùng hỏa lực diệt mục tiêu tăng về tầm từ 30km lên 35km, trần bắn tối đa từ 21km lên 25km.

Chuyên gia TQ đánh giá cao tên lửa phòng không cải tiến của VN! - Ảnh 3.

Bệ phóng tên lửa phòng không S-125-2TM. Ảnh: Báo PK-KQ.

Đặc biệt, xác suất diệt mục tiêu với 1 phát bắn tăng từ 85% lên 96%, hầu như đều đã đạt trình độ của tên lửa thế hệ 4 hoặc 5.

Mặc dù những nâng cấp này đã cải thiện đáng kể khả năng chiến đấu của tên lửa nhưng khi đối mặt với những chiến đấu cơ tàng hình hiện đại thì chúng cũng gặp phải những bất lợi nhất định.

Tuy nhiên, S-125-2TM vẫn có thể đối phó hiệu quả với máy bay chiến đấu thế hệ 3-4 của phương Tây, thậm chí kể cả những loại tiêm kích mới, hiện đại của Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng có thể khiến trực thăng vũ trang WZ-10 của nước này chỉ có thể lởn vởn ngoài vùng hỏa lực của tên lửa S-125-2TM.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại