Việc Lầu Năm Góc đã xây dựng các hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu đầy triển vọng – Đại diện Bộ Quốc phòng Nga ông Alexander Yemelyanov thông báo như vậy tại Liên Hợp quốc.
Theo Tổng biên tập tạp chí Arsenal of the Fatherland, "khi không được trang bị hạt nhân, những hệ thống này sẽ phải giải quyết những nhiệm vụ mà hiện nay đang được giao cho lực lượng hạt nhân chiến lược" và đây còn là một yếu tố cho thấy Mỹ đang nỗ lực phá vỡ cân bằng lực lượng và bảo đảm thống trị chiến lược toàn cầu.
"Mục tiêu của người Mỹ, như Bộ trưởng Quốc phòng nhiều lần tuyên bố, đó là khả năng tấn công tới bất cứ điểm nào trên thế giới trong thời gian chưa tới 1 giờ. Chúng tôi đang chống lại điều này, trước hết là bằng hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa" – ông Murakhovsky trả lời hãng tin Ria Novosti.
Tổng biên tập tạp chí Arsenal of the Fatherland cũng nhấn mạnh rằng, hệ thống cảnh báo sớm tấn công tên lửa "hiện đã được triển khai mức độ như vậy và che chắn được tối đa các hướng có nguy cơ bị tấn công tên lửa,khả năng này thậm chí còn vượt xa cả Liên Xô".
Triển vọng về S-500
"Thực tế tới năm 2020 chúng tôi mới đóng được toàn bộ chu vi phòng thủ. Ở đây còn bao gồm cả cấp độ vũ trụ, với các hệ thống để phát hiện các mạng thông tin – trinh sát toàn cầu cũng được chúng tôi thiết lập nhờ vào ứng dụng những phương tiện kỹ thuật mới nhất.
Và những hệ thống hỏa lực của chúng tôi cũng cho phép chống lại các phương tiện này. Có lẽ, tất cả có vẻ như đang đánh giá cao hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa độc nhất vô nhị đầy triển vọng S-500. Hệ thống này sẽ có khả năng chống lại thành công các phương tiện tấn công toàn cầu" – chuyên gia quân sự này cho biết.
TheoTổng biên tập tạp chí Arsenal of the Fatherland, "những nhiệm vụ này đã được được chúng tôi giải quyết từng bước đối với S-400 và tổ hợp S-300V4, những hệ thống chuyên chống lại các mục tiêu đạn đạo tầm cao mà chưa thể tiếp cận tới vũ trụ, cũng như các mục tiêu hạn chế nhất định về tốc độ; tối đa, đó vẫn chỉ là các tên lửa tầm trung".
"Do đó, hệ thống S-500 sẽ có khả năng chống lại cả các mục tiêu siêu thanh, các tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa và ở trong khoảng không vũ trụ gần, cũng như các mục tiêu đe dọa tới nước Nga" – ông Murakhovsky dự đoán.
Tổng biên tập tạp chí Arsenal of the Fatherland cũng chỉ ra rằng, "theo thuật ngữ của chúng tôi, nếu như dịch đúng thì đó là ‘tấn công toàn cầu chớp nhoáng’ chứ không phải là tấn công ‘nhanh’ toàn cầu".
Tấn công nhanh toàn cầu
"Bản kế hoạch tấn công nhanh toàn cầu đã xuất hiện dưới thời Tổng thống Mỹ Ronald Reagan. Dưới thời Tổng thống Obama, chương trình này này tiếp tục được cấp tài chính" – chuyên gia này giải thích.
Hiện nay, chương trình này bao gồm các phương tiện tấn công siêu thanh, trong đó có các thiết bị hàng không – vũ trụ X-47, X-37 và hợp nhất các hệ thống phòng thủ tên lửa với các hệ thống tấn công.
"Một thành tố nổi bật nhất đó chính là hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore được triển khai ở Rumani. Tổ hợp thứ hai sẽ được triển khai ở Ba Lan. Còn hiện tại, cả Nhật Bản cũng đồng ý triển khai hệ thống này do các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Hệ thống này sử dụng các thiết bị phóng độc đáo MK-41, có thể được sử dụng được cả các hệ thống phòng thủ tên lửa, phòng không, cũng như các tên lửa hành trình bố trí trên mặt đất, điều này bị cấm hoàn toàn bởi Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm gần" – ông Murakhovsky nhấn mạnh.
Tổng biên tập tạp chí Arsenal of the Fatherland cũng bổ sung rằng, thành tố quan trọng trong hệ thống tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ là các vệ tinh trinh sát quỹ đạo thấp, chuyên chỉ điểm cho các phương tiện tấn công và đồng thời như một phương tiện dẫn đường cho hệ thống phòng thủ tên lửa.
"Vấn đề là ở chỗ, với kiểu như vậy, các phương tiện tấn công đã không bị hạn chế bởi các hiệp ước nào. Theo đó, điều này phá hoại các thỏa thuận hiện hành, và người Mỹ sẽ không ký kết bất kỳ hiệp ước nào về hệ thống tấn công toàn cầu" – ông Murakhovsky khẳng định với Ria Novosti.