Chuyên gia: Mạnh tay tung tàu chiến cho tên lửa vùi dập, Mỹ thu được bài học đắt giá gì?

Hoài Giang |

Mới đây tên lửa khai hỏa từ 2 khinh hạm của Malaysia và 1 máy bay săn ngầm đã khiến khinh hạm USS Rodney M. Davis của Mỹ chìm xuống đáy biển trong tập trận gần Hawaii.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

Tên lửa nã liên tiếp, dìm tàu chiến Mỹ xuống đáy biển

Ít giờ trước, Hải quân Mỹ (USN) đã công bố một video về cuộc tập trận đánh chìm hay còn gọi là SINKEX, từ cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) năm 2022 ngoài khơi Quần đảo Hawaii.

Đoạn phim cho thấy sự kết hợp của các lực lượng Mỹ, Canada, Australia (Úc) và Malaysia nhằm vào khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry cũ USS Rodney M. Davis (FFG-60) tại khu vực cách Đảo Kauai khoảng 50 dặm về phía bắc.

Video được đăng tải lên tài khoản Twitter của RIMPAC cho thấy các tên lửa chống hạm được khai hỏa từ các khinh hạm HMCS Winnipeg (FFH-338) lớp Halifax và khinh hạm Kasturi (F-26) của Hải quân Hoàng gia Malaysia và 1 máy bay săn ngầm P-8 Poseidon của USN.

Cảnh quay được đăng tải trên tài khoản Twitter của cuộc tập trận RIMPAC 2022.

Được biết chiếc tàu chiến được USN đưa vào trang bị năm 1987 cuối cùng đã chìm xuống vùng nước sâu 15.000 feet (4.572 mét). Trải qua gần 30 năm hoạt động ở Thái Bình Dương, USS Rodney M. Davis (FFG-60) chiếc thứ 2 thuộc lớp Oliver Hazard Perry từng được đóng.

Con tàu đã ngừng hoạt động vào năm 2015 và được cho là đã được xem xét để tặng cho Ukraine vào năm 2018 - tuy nhiên điều này đã không xảy ra.

Rodney M. Davis là chiếc gần nhất trong số một số tàu "anh em" thuộc lớp Oliver Hazard Perry được sử dụng làm mục tiêu tập trận trong những năm gần đây - cùng với tàu Thach , Ford và McClusky.

Vụ SINKEX diễn ra chỉ sau khi tàu USS Vandegrift bị SINKEX trong Valiant Shield 2022 ở Quần đảo Marianas ngoài khơi Guam vài tuần và khoảng 1 năm sau khi khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry được sản xuất cuối cùng USS Ingraham bị xé nát trong Valiant Shield 2021.

Chuyên gia: Mạnh tay tung tàu chiến cho tên lửa vùi dập, Mỹ thu được bài học đắt giá gì? - Ảnh 2.

Khinh hạm KD Lekir của Hải quân Malaysia phóng tên lửa chống hạm Exocet trong một cuộc SINKEX tại RIMPAC 2022 (Nguồn: DVIDS / Hải quân Hoàng gia Malaysia).

Chuyên gia: Các bài học đắt giá thu được là gì?

Bình luận về sự giống và khác giữa cuộc tập trận và những gì có thể xảy ra trong thực tế trên tạp chí The War Zone, nhà phân tích Stetson Payne lưu ý các điểm chính:

"Trong khi chiếc tàu chiến cũ vẫn nổi và chỉ bốc cháy sau nhiều lần bị tấn công, điều quan trọng là phải lưu ý các điều kiện cụ thể đối với những vụ việc tương tự khiến thiệt hại gây ra lớn và nguy hiểm hơn.

Đầu tiên, không có chất gây cháy nào trên tàu - đó có thể là thiết bị, nhiên liệu hoặc đạn dược - do vậy các vụ nổ thứ cấp sẽ không xảy ra và đám cháy nhỏ hơn và không lan rộng. Thứ hai, việc không có thủy thủ đoàn khiến không thể đánh giá nỗ lực kiểm soát thiệt hại của con tàu.

Cuối cùng, các khoang được niêm phong khắp con tàu để làm cho nó trở nên "đàn hồi" hơn. Vì vậy, mức độ nghiêm trọng thực sự của các cuộc tấn công này, như đã thấy trong video - hơi sai lệch một chút.

Tuy nhiên (cuộc tập trận cho thấy) giá trị không thể bác bỏ trong việc vận hành thực tế các hệ thống vũ khí, lập kế hoạch tấn công và thấy được những gì xảy ra với con tàu do tên lửa hoặc một quả bom.

Đó cũng là bằng chứng sống động cho thấy những vũ khí như Harpoon, Exocet và Paveway vẫn có thể tấn công mạnh mẽ bất chấp tuổi tác của chúng..."

Chuyên gia: Mạnh tay tung tàu chiến cho tên lửa vùi dập, Mỹ thu được bài học đắt giá gì? - Ảnh 3.

USS Rodney M. Davis bốc cháy cách Kauai khoảng 50 dặm về phía bắc sau nhiều đợt tấn công từ các tàu và máy bay của Hoa Kỳ, Canada, Úc và Malaysia trong cuộc SINKEX tại RIMPAC 2022 (Nguồn: DVIDS / USN).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại