Chuyên gia Hồng Kông: Ngay từ đầu, kịch bản sáng kiến Vành đai và Con đường đã mang "đặc trưng rất Trung Quốc"

An An |

Hiện nay, giới chuyên gia nhận định, do dịch bệnh Covid-19 nên chiến lược này đã chịu ảnh hưởng nặng nề và sẽ buộc Bắc Kinh phải tái định hình chiến lược.

Kể từ khi ra mắt, sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc liên tục gây ra tranh cãi khi nhiều nước cáo buộc đây là "bẫy nợ ngoại giao" của Bắc Kinh.

Hiện nay, giới chuyên gia nhận định, do dịch bệnh Covid-19 nên chiến lược này đã chịu ảnh hưởng nặng nề và sẽ buộc Bắc Kinh phải tái định hình chiến lược.

Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times (Anh), ông Đinh Học Lương, Giáo sư Đại học Khoa học Kỹ thuật Hồng Kông (Trung Quốc) chia sáng kiến Vành đai và Con đường thành ba giai đoạn, trong đó: Giai đoạn đầu, tính từ năm ra mắt 2013 đến trước mùa hè 2019.

Gia đoạn hai, tính từ mùa hè 2019 đến nay, là giai đoạn "điều chỉnh thắt chặt cục bộ" khi các dự án đầu tư giảm đáng kể.

Ông nói rằng, giai đoạn thứ hai vốn dự kiến ​​sẽ kéo dài 5 hoặc 6 năm. Tuy nhiên, sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 vào năm 2019 đã nhanh chóng đẩy chiến lược của Bắc Kinh bước thẳng vào giai đoạn ba - giai đoạn duy trì các dự án quan trọng.

"Khi Bắc Kinh đề xuất Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, chúng tôi đã thấy một kịch bản quen thuộc rất điển hình, các dự án sẽ nhanh chóng được triển khai, chỉ cần đội ngũ cấp cao công bố chính sách", Giáo sư Hồng Kông nói.

Ông cho rằng, điều này đã dẫn đến một tình huống đặc biệt mang "đặc trưng rất Trung Quốc", đó là, các quỹ đầu tư vào các dự án này cho đến nay về cơ bản đều do các ngân hàng chính sách nhà nước cung cấp, đều là vốn nhà nước. "Các dự án này được tính là khoản [đầu tư] chính trị chứ không phải [đầu tư] kinh tế", chuyên gia Hồng Kông nhấn mạnh.

"Do đó, có bao nhiêu dự án liên quan đến Vành đai và Con đường và phía Trung Quốc đã đầu tư bao nhiêu tiền, tôi e rằng ngay cả chính chúng ta cũng bối rối", ông nói thêm.

Theo ông này, các khoản đầu tư không rõ ràng đã khiến nhiều quốc gia rơi vào tình trạng nợ nần và những kế hoạch vàng thau lẫn lộn thuộc sáng kiến thậm chí đã gây ra vấn đề tham nhũng hoặc ô nhiễm môi trường tại nước bản địa. Ông nói rằng những vấn đề này, cùng với những chỉ trích quốc tế đã buộc Bắc Kinh thực hiện một số điều chỉnh bắt đầu từ tháng 4,5/2019.

Trong cả năm 2019, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm 40% so với năm trước, trong đó phần lớn là các dự án thuộc sáng kiến Vành đai và Con đường.

Đã có những ý kiến ​​nói rằng dịch bệnh sẽ làm cho sáng kiến của Bắc Kinh không thể phát triển bền vững nhưng ông Đinh Học Lương cho rằng, do Trung Quốc đầu tư lớn vào thời kỳ đầu nên sáng kiến của họ sẽ không bị hủy hoại hoàn toàn, hơn nữa một số quốc gia dọc theo tuyến đường vẫn sẽ có nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, theo ông, do tình hình dịch bệnh nên lợi nhuận và tính bền vững của các dự án đầu tư trở nên quan trọng và cấp bách hơn. Do đó, Bắc Kinh sẽ phải tái định hình chiến lược quy mô lớn. Ngoài đầu tư tài sản chiến lược, nước này sẽ chú trọng hơn vào đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Nhưng mặt khác, dịch bệnh gây ra những cú sốc. Vấn đề trực tiếp nhất là "dịch bệnh sẽ khiến nhiều quốc gia đang nợ Trung Quốc khó trả nợ hơn" và "ít nhất 50 quốc gia sẽ gặp khó khăn trong việc này".

Chuyên gia Hồng Kông chỉ ra rằng, Trung Quốc, với tư cách là quốc gia đề xuất sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, là quốc gia có xuất khẩu vốn lớn nhất, là quốc gia có dịch bệnh bùng phát trên diện rộng đầu tiên, cũng là quốc gia có tham vọng trở thành đầu tàu của nhóm các quốc gia đang phát triển nên Bắc KInh sẽ không tránh khỏi việc phải xóa giảm nợ cho các "con nợ" tham gia dự án.

Có thể thấy, trong bối cảnh hiện nay, cơ hội để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào dự án của Vành đai và Con đường là rất thấp và các nước châu Phi sẽ khó khăn hơn để nhận được nhiều hỗ trợ hơn từ Trung Quốc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại