Trước khi phát triển thành đô thị sầm uất và đầy hoa lệ như hiện tại, thủ đô Toyko, Nhật Bản từng là một làng chài nhỏ bé với tên gọi Edo.
Nhưng giờ đây, hơn 13 triệu người dân bản xứ đã an cư lập nghiệp ở khu vực này và tiếp tục đẩy mạnh nền kinh tế quốc gia bằng nhiều phương thức khác nhau.
Những hình ảnh bên dưới sẽ cho thấy sự chuyển biến vượt bậc của một trong những đô thị hiện đại nhất thế giới.
Vốn là một làng chài nhỏ nên cái tên ban đầu của thành phố Tokyo là Edo, có nghĩa là "cửa vịnh". Khoảng cuối thế kỷ 15, khu vực này mới bắt đầu được dòng họ Ōta xây dựng và trở thành trung tâm quân sự với hệ thống lâu đài, tường bao cùng hào nước vững chắc.
Từ năm 1603, Edo đã trở thành trung tâm chính trị của toàn Nhật Bản, dẫu cho Kyoto vẫn được công nhận là một kinh đô.
Tới đầu thế kỷ 17 thì dân cư sinh sống tại Edo đã lên tới con số hơn 150.000 người.
Trong khoảng thời gian tiếp theo, Edo đã tiếp tục phát triển và đạt mức 1 triệu cư dân vào năm 1721.
Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Matthew C. Perry cho tàu cập cảng tại Edo vào năm 1853. Sau đó, dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự, Perry đã khiến chính quyền Nhật Bản phải mở cửa hai khu cảng chính của Edo, dẫn tới sự phản đối gay gắt từ người dân bản xứ.
Năm 1868, Tướng quân Mạc phủ Tokugawa cuối cùng, Tokugawa Yoshinobu đã chính thức trao toàn bộ quyền hành về tay Nhật Hoàng Meiji. Cũng trong năm này, Nhật Hoàng Meiji đã chuyển toàn bộ hệ thống hành chính về Edo rồi đổi tên nơi này thành Tokyo – có nghĩa là Đông Kinh.
Năm 1889, thành phố Tokyo được chính thức thành lập với phương hướng phát triển và trở thành một đô thị hiện đại tương đương với những đô thị tại phương Tây thời bấy giờ. Trong ảnh là khung cảnh đường phố đông đúc vào năm 1905.
Năm 1910, hoa súng trắng mọc đầy mặt hồ Shinobazu ngay gần trung tâm Tokyo.
Tháng 01/1873, chính quyền Nhật Bản thành lập hàng loạt công viên công cộng, đặc biệt là tại ba khu vực là Tokyo, Kyoto và Osaka. Công viên Ueno Park nổi tiếng với những cây hoa anh đào được mở cửa vào năm 1924.
Đầu thế kỷ 20, thành phố Tokyo bắt đầu được công nghiệp hóa.
Một trong những quyết sách quan trọng của giai đoạn này là việc ưu tiên phát triển đường sắt thay vì đường bộ, đặt nền móng cho sự phát triển dân cư của thành phố Tokyo cũng như ngành công nghiệp tàu điện siêu tốc của Nhật Bản.
Chính quyền và người dân thành phố Tokyo vẫn không quên tận dụng lợi thế giao thông vốn có của nơi này, đó chính là hệ thống kênh rạch giúp việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn.
Nhà ga Trung tâm Tokyo được khánh thành vào năm 1914, trở thành một trung tâm giao thông lớn của đô thị này.
Tới những năm 1930 thì dân cư tại đây đã lên tới 3,7 triệu người.
Năm 1923, dù bị tàn phá nặng nề sau thảm họa động đất Kantō nhưng thủ đô Tokyo lại nhanh chóng hồi phục với tốc độ đáng nể.
Ngôi đền Asakusa được chụp vào năm 1930.
Trong Thế Chiến lần thứ hai, Tokyo bị tàn phá nặng nề bởi bom đạn của quân đội Đồng Minh. Nó nhanh được xây dựng lại trên đống đổ nát rồi nhanh chóng hồi sinh vượt bậc, trở thành một trong những đô thị đông dân và hiện đại bậc nhất thế giới với hơn 13,5 triệu dân.
Thủ đô Tokyo hoa lệ, điểm đến đầy xa hoa của hàng triệu người dân trên khắp thế giới.