Ảnh minh hoạ: Getty Images
“Chúng tôi đã thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng rúp và đồng rupee. Do đó, cả hai quốc gia không cần thiết phải sử dụng đồng USD trong các giao dịch chung. Giờ đây, Trung Quốc cũng đang phát triển một cơ chế thanh toán tương tự bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Điều đó có nghĩa là các thành viên BRICS đang mở cửa với Nga, trao cho nước này cơ hội khắc phục hậu quả của các lệnh trừng phạt”, hãng thông tấn RIA dẫn lời bà Anand cho biết hôm 24/8.
Nhà lãnh đạo khối BRICS tiết lộ thương mại giữa Ấn Độ và Nga đã tăng gấp 5 lần trong 40 năm qua. Moskva đang cung cấp lượng dầu ngày càng tăng cho New Delhi, đổi lại Ấn Độ cũng vận chuyển lượng lớn nông sản, hàng dệt may, thuốc men và các sản phẩm khác cho Nga.
Bà Anand cũng nhấn mạnh New Delhi sẽ giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến trừng phạt giữa phương Tây và Nga. Bất chấp áp lực của các trừng phạt, Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva “trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu cần thiết”.
“Khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ấn Độ bỗng nhiên phải chịu sức ép ngừng nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng Bộ Ngoại giao đã phớt lờ áp lực này”, người đứng đầu diễn đàn 5 nền kinh tế mới nổi nhấn mạnh. Theo bà Anand, phía Nga cũng đảm bảo không cắt đứt nguồn cung và lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia.
BRICS là diễn đàn kinh tế - xã hội và chính trị quốc tế có 5 thành viên - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 40% dân số thế giới.