Chúng tôi để một vài chai rượu nhỏ trong gói thực phẩm tặng cho người dân.
Tôi nghĩ từ nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức y tế khác, người ta đã tiết lộ rằng rượu đóng vai trò rất lớn trong việc tiêu diệt virus SARS-CoV-2 hoặc bất kỳ loại virus nào" - ông Sonko giải thích cho quyết định tặng rượu của mình..
Ông Sonko - đã mất chức lãnh đạo TP Nairobi trong khi chờ một phiên tòa xét xử vụ tham nhũng trị giá 2,7 triệu bảng - bị các chuyên gia y tế phản bác rằng uống rượu thực sự bất lợi cho hệ thống miễn dịch.
Họ nhấn mạnh: "Mặc dù WHO khuyến cáo nên sử dụng chất rửa tay chứa cồn để diệt virus SARS-CoV-2 nhưng rượu lại không đủ mạnh để áp dụng theo cách này".
Ông Mike Sonko. Ảnh: Daily Mail
Chính trị gia Sonko là một người giàu có và lòe loẹt, nổi tiếng với đồ trang sức tinh xảo, bao gồm nhẫn kim cương lấp lánh và dây chuyền vàng.
Ông Githinji Gitahi, Giám đốc điều hành của Tổ chức nghiên cứu và y tế châu Phi (Amref), đã từ chối lời đề nghị cho ý kiến về phát biểu của Sonko.
Ông viết trên Twitter: "Xin vui lòng bỏ qua phát biểu của chú hề này khi một đại dịch toàn cầu đang cướp đi bao sinh mạng và gây áp lực cực độ lên các hộ gia đình".
Ông thường ăn mặc lòe loẹt và đeo nhiều vàng trên người. Ảnh: Daily Mail
Ông Gitahi cũng kêu gọi Bộ Y tế Kenya lên án mạnh mẽ các phát biểu của Sonko.
Ngoài chai rượu trị giá 4 bảng, mỗi gói tặng phẩm còn có thuốc khử trùng tay chính hãng, ngô, tã lót, sản phẩm tẩy rửa dùng trong gia đình.
Ông Sonko nói rằng tổ chức phi chính phủ của ông - tổ chức thiện nguyện Sonko - có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc như vậy đối với cộng đồng và sẽ tiếp tục trao các gói hàng cứu trợ cho người dân.
Đến nay Kenya mới chỉ ghi nhận 225 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 10 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, thuộc nhóm nước nghèo nên Kenya rất dễ tổn thương khi dịch bùng phát.
Vào ngày 11-4, chính phủ đã cấm phân phối trực tiếp các gói cứu trợ sau khi xảy ra tình trạng người dân giẫm đạp nhau tại Văn phòng quận Kibra, khiến hàng chục người bị thương.
WHO: Uống rượu có thể làm cho tình trạng nhiễm virus SARS- CoV-2 tồi tệ hơn
Ngày 14-4, văn phòng WHO khuyến nghị: Tiêu thụ rượu liên quan đến một số bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm, có thể khiến một người dễ bị nhiễm Covid-19 hơn.
Vì vậy, mọi người nên giảm tiêu thụ rượu và đặc biệt là trong đại dịch Covid-19.
Ngoài ra, theo WHO, rượu cũng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về sức khỏe tâm thần, dễ gây ra các hành vi rủi ro và bạo lực. Đặc biệt là ở các quốc gia đã thực hiện các biện pháp cách ly xã hội khiến dân chúng phải ở trong nhà.
WHO cũng đã xuất bản một tờ thông tin xua tan tin nguy hiểm rằng tiêu thụ rượu có độ cồn cao có thể giết chết virus SARS-CoV-2.
Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 3 triệu ca tử vong do rượu.