Trong một cuộc phỏng vấn, ngoài một số câu hỏi thông thường liên quan đến kỹ năng, kinh nghiệm, sở trường - sở đoản, người phỏng vấn cũng sẽ đưa ra một số câu hỏi độc đáo. Đó có thể là những câu hỏi đố mẹo, câu hỏi về vấn đề thường gặp trong cuộc sống, một số về các quan điểm liên quan tới một xu hướng hoặc hiện trạng nào đó gần đây...
Trong thực tế, mục đích chính của những câu hỏi này là để kiểm tra khả năng ứng biến tại chỗ của người tìm việc. Hầu như tất cả ứng viên đều tìm hiểu và chuẩn bị rất kỹ về công ty, công việc, vị trí ứng tuyển trước khi tham gia phỏng vấn. Những câu hỏi chung thường gặp sẽ không gây khó khăn gì nhiều cho họ.
Tuy nhiên, đưa ra một câu hỏi tình huống bất ngờ sẽ khiến ứng viên không thể chuẩn bị trước. Họ bắt buộc phải vận dụng tư duy, kiến thức hiện tại của mình để đưa ra câu trả lời thích hợp nhất. Như vậy, nhà tuyển dụng mới có thể nhìn nhận được nhiều khía cạnh của ứng viên chỉ trong vài phút trao đổi.
Có thể câu trả lời của ứng viên chưa tốt, còn nhiều sai sót. Tuy nhiên, chính sự sai sót như vậy thường xác thực nhất và tiết lộ nhiều nhất về năng lực, tính cách của một người.
Trong những câu hỏi về tình huống thường gặp trong cuộc sống, có một chủ đề từng gây nhiều tranh cãi. Đó là việc có nên cho bạn mượn xe hay không, và sau khi mượn xe có nên đổ đầy bình xăng trả lại hay không.
Một công ty tuyển dụng đã đưa tình huống này vào trong buổi phỏng vấn của mình. Họ lần lượt hỏi các ứng viên rằng: “Cho bạn mượn xe, lúc trả về không còn vạch xăng nào, bạn sẽ làm gì?”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Người phỏng vấn đầu tiên nhanh chóng suy nghĩ trong đầu. Sau đó, anh ta đưa ra câu trả lời rằng:
“Theo quan điểm của cá nhân mình, tôi nghĩ đã mượn xe thì nhất định sẽ đổ xăng trả lại cho người chủ. Đổ đầy hay không đầy là tùy thuộc vào từng tình huống khác nhau. Ví dụ nếu lúc tôi cho mượn, xăng trong bình còn đầy, hoặc hơn nửa, thì tốt nhất nên đổ đầy bình. Còn nếu lượng xăng ban đầu không còn nhiều thì cũng có thể đổ một mức nhất định thôi cũng được.
Tuy nhiên, nhất định phải đổ trả lại. Vì người khác đã cho mượn thì bản thân người được mượn cũng phải thể hiện một phần tấm lòng. Sự cảm ơn bằng việc đổ xăng trả lại không hề tốn kém quá nhiều, nhưng đủ để thể hiện thành ý.”
Câu trả lời của người phỏng vấn thứ nhất không trực tiếp đưa ra một phương án hành động nào. Nhưng trong cách tư duy, mọi người đều hiểu rằng, anh ta rất không tán đồng với tình huống đặt ra trong câu hỏi phỏng vấn. Nếu thực sự gặp tình huống này ngoài đời, chắc hẳn anh ta sẽ phản ứng mạnh mẽ.
Đến lượt người phỏng vấn tiếp theo, người này đưa ra một ý kiến khác hẳn:
“Trước đây tôi cũng từng mượn xe của bạn thân để đi lại công chuyện. Khi đổ xăng đầy bình trả lại, đối phương lại tỏ vẻ khá phật ý. Sau một hồi nói chuyện với nhau, tôi mới nhận ra rằng, anh ấy muốn cho mượn xe là ý tốt vì coi nhau là chỗ thân tình.
Trong khi đó, hành động đổ xăng trả lại khiến anh ấy cảm thấy tôi tính toán rạch ròi. Do đó, cá nhân tôi cho rằng việc đổ xăng hay không không quan trọng. Quan trọng là hãy đi lại một cách an toàn, trả xe cho người ta nguyên vẹn.”
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Câu trả lời của ứng viên thứ hai cũng có phần hợp lý. Tuy nhiên, người nghe lại phải tự hỏi rằng: “Nếu thời gian và hành trình ngắn thì không sao. Nhưng nếu mượn xe đi cả ngày, tổng cộng cả trăm cây số, chẳng nhẽ cũng không trả lại gì cho người ta hay sao? Xăng bây giờ cũng đắt mà.”
Người phỏng vấn thứ 3 thì thẳng thừng đáp ngay:
“Tôi sẽ nói chuyện thẳng với đối phương, tất nhiên là với một thái độ thích hợp chứ không phải trách móc nặng nề. Trong lúc trò chuyện, chỉ cần nhẹ nhàng hỏi một câu ‘Có việc gì mà phải đi xa thế, tôi thấy cạn cả bình xăng rồi đây này?’. Câu này vừa là hỏi thăm đối phương, vừa là một lời nhắc khéo. Ai mà biết ý thì họ sẽ hành động ngay.”
Sau một lượt các câu trả lời đa dạng, nhà tuyển dụng vẫn còn rất phân vân. Các ứng viên chưa có ai thực sự ghi ấn tượng mạnh cho họ. Do đó, khi đến lượt phỏng vấn người cuối cùng, mọi người đều dành ít nhiều mong đợi, hi vọng có sự đột phá mạnh mẽ.
Đến lượt người phỏng vấn cuối cùng trả lời, anh ta không nghĩ quá nhiều mà đáp luôn: “Tôi sẽ không bao giờ cho mượn xe. Mọi người biết đấy, xe cộ cũng là người vợ thứ hai của đàn ông. Đã là vợ thì ngoại trừ tình yêu, còn phải có trách nhiệm. Làm gì có ai cho mượn vợ, nên tôi cũng chẳng dại gì mà cho người ngoài mượn xe của mình.”
Tất cả người nghe đều cảm thấy ngạc nhiên. Câu trả lời mang phần ích kỷ cũng khiến các nhà quản lý cau mày.
Ứng viên này lại không hề tỏ ra hoảng hốt, vẫn bình tĩnh tiếp tục nói:
“Trước kia tôi đã cho bạn mượn xe vài lần. Lần thứ nhất, chiếc xe vương đầy rác và bụi bẩn vì hóa ra, anh ta lấy xe để chở hàng. Lần thứ hai, tôi nhận được thông báo đi nộp phạt vì chiếc xe vi phạm luật giao thông 3 lần. Lần thứ ba, tôi phải bắt taxi tới một nhà hàng để lái xe về vì họ mượn xe đi ăn uống, sau khi say rượu thì bỏ xe ở đó rồi ra về luôn.
Cả 3 lần, họ đều giúp tôi thanh toán đầy bình xăng, nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận nổi thái độ như vậy. Điều này khiến tôi nhận ra rằng, tốt nhất là không cho mượn xe. Nếu đó là người có mối quan hệ thân thiết, không thể từ chối được, vậy tôi sẵn sàng chở người đó đến nơi họ cần, hoặc đích thân gọi xe cho họ.”
Tới lúc này, người tuyển dụng đã lập tức quyết định lựa chọn ứng viên này. Nếu năng lực làm việc của anh ta đúng với những gì anh ta đã trình bày trong CV và buổi phỏng vấn thì sau 1 tháng thử việc, họ sẽ ký hợp đồng chính thức ngay.
*Theo Toutiao