Cho anh trai mượn 100 triệu đồng nhưng anh cố tình trách ngược lại để không trả tiền, 10 năm sau cháu trai đưa cho tôi một chiếc phong bì, mở ra tôi oà khóc

Nguyễn Phượng |

Bắt tôi gửi tiền trợ cấp hàng tháng chưa đủ, bố mẹ còn bắt tôi nuôi anh trai, thậm chí số tiền anh vay tôi để mua nhà cũng coi đó như một khoản tiền miễn phí.

Tôi tên Hảo Lệ Hoa, 58 tuổi. Ngày 2/1 vừa qua là ngày cưới của cháu tôi. Ngay giữa tháng 12 năm ngoái, cháu tôi đã gọi điện báo tin và mời tôi đến dự đám cưới. Lúc đó tôi cảm thấy hơi bối rối vì quan hệ với anh cả không tốt, nhất là khi bố mẹ mất đi thì tôi không còn liên lạc với anh nữa.

Song, tôi vẫn cùng chồng đi đám cưới cháu trai, suy cho cùng thì mâu thuẫn là người lớn chúng tôi, không liên quan gì đến con cái họ. Tôi chỉ có đứa cháu trai này, và tôi nhất định không thể bỏ lỡ đám cưới của nó.

Cho anh trai mượn 100 triệu đồng nhưng anh cố tình trách ngược lại để không trả tiền, 10 năm sau cháu trai đưa cho tôi một chiếc phong bì, mở ra tôi oà khóc- Ảnh 1.

Tôi đưa cho cháu trai chiếc phong bì đỏ, bên trong có tờ giấy nợ của anh cả

Thực sự thì tôi khá thích cháu trai mình. Khi còn nhỏ, nó luôn tỏ ra là đứa thông minh, dễ thương và rất giỏi làm hài lòng mọi người. Mỗi lần về nhà bố mẹ đẻ, tôi luôn mang theo ít đồ ăn nhẹ và đồ chơi cho cháu. Nhưng càng về sau, khi mối quan hệ giữa tôi và anh cả ngày càng xấu đi, tôi cũng ít gặp cháu trai hơn, nghĩ lại lần cuối chúng tôi gặp nhau đã là 5 năm trước, không ngờ đã đến ngày cháu trưởng thành lập gia đình.

Ngày hôm đó, thay vì đăng ký tặng quà cho chú rể như những người khác. Tôi liền đến gặp nó trực tiếp và đưa cho cháu một chiếc phong bì to màu đỏ. Tôi cũng đặc biệt nói với cháu trai mình rằng, chiếc phong bì này rất đặc biệt và cháu nên mở nó sau khi về nhà.

Xong buổi lễ, tôi cùng chồng về nhà. Vì quá nhiều việc nên tôi nhanh chóng quên mất. Khoảng 9h sáng hôm sau, tôi nhận được cuộc gọi của cháu trai: "Dì à, hôm qua cháu uống hơi nhiều nên mãi sáng nay ngủ dậy mới mở phong bì của dì ra và gọi cho dì ngay.

Con thực sự xin lỗi, con không biết rằng bố của con lại không lại số tiền mà ông ấy đã mượn của dì, ông ấy chưa bao giờ nói với con. Dì đừng lo lắng, con nhất định sẽ trả lại tiền cho dì. Bây giờ bọn con đang đi tuần trăng mật, khi về con sẽ dẫn vợ đến thăm chú dì".

Nói thêm vài câu xã giao nữa thì chúng tôi kết thúc cuộc điện thoại.

Trong phong bì màu đỏ tôi đưa cho cháu trai có rất nhiều thứ, không chỉ có 5.000 tệ tôi mừng cưới cháu mà còn có tờ giấy nợ 30.000 tệ (hơn 100 triệu đồng) mà anh cả đã mượn tôi từ năm 1999.

Thời đó, số tiền này là rất lớn. Anh mượn tôi đã mua nhà và chủ động viết giấy nợ cho tôi nên tôi đồng ý cho vay.

Kết quả, ai ngờ rằng sau khi mượn tiền, anh cả lại không có ý định trả lại. Vốn đã hứa sẽ trả trong vòng 5 năm, nhưng khi quá thời hạn, anh luôn có nhiều lý do khác nhau để trốn tránh, tóm lại là anh ta không muốn trả số tiền đó.

Đáng buồn hơn, bố mẹ tôi cũng đứng về phía anh cả. Bố mẹ nói vợ chồng tôi có lương, còn cuộc sống của anh vẫn vất vả, tôi là em phải biết hỗ trợ anh nhiều hơn. Song tôi nghĩ, tôi cũng cần có tiền để sống, chúng tôi cũng có nhiều dự định trong tương lai nhưng chỉ vì dành tiền cho anh trai vay nên không thể thực hiện. Và vì có bố mẹ can thiệp, nên dù cố gắng thế nào tôi cũng không thể lấy lại được tiền.

Cho anh trai mượn 100 triệu đồng nhưng anh cố tình trách ngược lại để không trả tiền, 10 năm sau cháu trai đưa cho tôi một chiếc phong bì, mở ra tôi oà khóc- Ảnh 2.

Tôi từng dành hết tiền tích cóp để đưa cho anh nhưng cuối cùng anh lại coi đó như khoản tiền miễn phí

Nhớ khi còn nhỏ, cha mẹ đã luôn thiên vị anh trai. Chẳng hạn, anh cả của tôi mỗi năm có thể may ba bộ quần áo mới, còn những bộ tôi mặc đều là quần áo cũ của anh, dù tôi là con gái.

Tôi không chống lại sự sắp đặt của bố mẹ, bởi vì thời đó việc ưu ái con trai hơn con gái là rất phổ biến, 99% gia đình đều như vậy, con gái không được chào đón. Thế nên tôi không nghĩ bị đối xử như vậy có gì sai, sau này khi tôi tốt nghiệp cấp 2, mẹ không muốn tôi đi học vì mẹ cho rằng tôi là con gái, không cần thiết phải học nhiều.

Đó là lần thức tỉnh đầu tiên của tôi. Kết quả học tập của tôi rất tốt. Tôi đã được nhận vào trường trung học tốt nhất trong thành phố. Tôi cũng rất thích đọc sách. Chỉ có đọc sách, cuộc đời tôi mới có thêm nhiều khả năng và cơ hội sống một cuộc sống khác. Thế là lần đầu tiên tôi chống lại sự an bài của mẹ, nhờ sự đấu tranh của mình, tôi mới có cơ hội tiếp tục học tập.

Và sau đó tôi được nhận vào trường đại học y tế tỉnh và làm việc tại bệnh viện sau khi tốt nghiệp. Lúc này, bố mẹ tôi lại yêu cầu, nói rằng nuôi tôi lớn như vậy không dễ nên tôi phải trả 2/3 tiền lương. Dù bố mẹ không dành nhiều tình cảm cho tôi nhưng tôi luôn biết ơn đến lòng tốt của họ trong việc nuôi dạy tôi nên tôi đã đồng ý với yêu cầu của họ.

Hai năm sau, tôi gặp chồng, khi chuẩn bị lập gia đình, tôi bàn với bố mẹ rằng từ nay về sau tôi sẽ phải giữ nguyên lương. Bố mẹ tôi rất không hài lòng, họ nói rằng tôi ích kỷ, chỉ biết đem tiền về cho nhà chồng mà không nghĩ đến bố mẹ đẻ. Vì không muốn gia đình bất hòa nên tôi đành đồng ý vẫn chu cấp như bình thường.

Chưa dừng lại, bố mẹ tôi còn đòi tiền sính lễ thật cao. Vì chuyện này mà mẹ chồng tôi có thành kiến với gia đình thông gia, bà cho rằng bố mẹ tôi đang bán con gái, và dẫn đến không có thiện cảm với tôi trong vài năm sau khi chúng tôi kết hôn.

Không những vậy, bố mẹ tôi còn tìm đủ mọi cách để bắt tôi phải trả tiền nuôi anh cả. Chính bố mẹ tôi là người nảy ra ý định vay tiền mua nhà, họ cũng ủng hộ anh cả nên việc anh cả không trả nợ là chuyện đương nhiên.

Sau khi trải qua nhiều điều tương tự, trái tim tôi dần trở nên lạnh lùng hơn, nên mối quan hệ giữa tôi và anh cả theo năm tháng càng trở nên tồi tệ, đặc biệt là sau khi bố mẹ tôi qua đời, chúng tôi cơ bản không liên lạc với nhau.

Đó là lý do vì sao tôi đưa cho cháu trai mình một chiếc phong bì màu đỏ như thế. Điều làm tôi ngạc nhiên là thái độ của cháu trai, tôi tưởng cháu trai tôi cũng sẽ không quan tâm vì dù sao nó không phải người nợ tiền, nhưng không ngờ nó lại đề nghị trả lại tôi.

1 tuần sau, cháu tôi và vợ nó đến gặp tôi như đã hẹn. Hai đứa mua một giỏ quà lớn. Vợ chồng tôi cũng chiêu đãi cháu rất nồng nhiệt. Sau bữa tối, cháu tôi bảo vợ lấy số tiền chuẩn bị sẵn trong túi ra đặt trên mặt bàn. Tôi mở phong bì ra thì thấy tổng cộng là 60.000 tệ.

Người cháu nói: "Dì ơi, trong chuyện này bố con đúng là có lỗi, việc trả nợ là chuyện đương nhiên. Con thay mặt bố con trả lại tiền cho dì. Mong dì tha thứ cho bố con và hai gia đình chúng ta có thể tiếp tục liên lạc trong tương lai."

Cho anh trai mượn 100 triệu đồng nhưng anh cố tình trách ngược lại để không trả tiền, 10 năm sau cháu trai đưa cho tôi một chiếc phong bì, mở ra tôi oà khóc- Ảnh 3.

Tôi khóc không phải vì nhận được tiền trả nợ mà vì tự tử tế, hiểu biết của cháu trai

Tôi cảm động chảy nước mắt khẽ nhìn chồng rồi quay ra nói với cháu: "Dì quá bất ngờ và tự hào về cháu của dì đã lớn lại hiểu chuyện như thế này rồi. Nhưng hồi đó dì cho bố con vay 30.000 nhân dân tệ (khoảng 100 triệu đồng). Bây giờ dì chỉ lấy đúng số tiền đó thôi. Phần còn lại con có thể lấy lại. Con và cháu dâu có thể đến nhà dì bất cứ lúc nào, các con luôn được chào đón".

Người cháu nói thêm: "Dì ơi, 30.000 tệ bây giờ không bằng 30.000 tệ hồi đó. Con không cho dì nhiều nên cứ nhận đi, nếu không con sẽ không dám đến nhà dì chơi lần sau đâu ạ."

Sau đó, chúng tôi trò chuyện thêm về cuộc sống hàng ngày, và trước khi cháu trai, cháu dâu rời đi, tôi đã bí mật nhét số tiền thừa vào túi của chúng. Nhưng mười phút sau khi cháu tôi rời đi, chuông cửa lại reo, khi tôi đi ra ngoài, tôi thấy trước cửa có một túi nhựa màu đen đựng 30.000 nhân dân tệ, hình như cháu tôi đã tìm thấy số tiền đó và quay lại đưa cho tôi.

Trong nhiều năm, tôi không tiếp xúc với gia đình họ, vì mối hận với anh cả khiến tôi cũng không muốn gặp cháu trai mình. Không ngờ cháu tôi lại là người cực kỳ hiểu biết hơn hẳn bố của nó. Tuy giờ đây nợ nần đã được xóa đi nhưng tôi cũng không chắc là muốn gặp lại anh trai và chị dâu. Tôi chưa sẵn sàng!

Theo Toutiao

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại