Hàng ngàn tài liệu cấp chính phủ bị mất này đề cập chi tiết về những vụ việc gây tranh cãi nhất trong lịch sử Anh thế kỷ 20, ví dụ những tài liệu liên quan cuộc chiến chiếm quần đảo Falklands với Argentina, hoặc giai đoạn Bắc Ireland mất an ninh.
Hoặc lá thư Zinoviev (trong đó các quan chức tình báo MI6 lập mưu lật đổ chính phủ Công đảng đầu tiên) đã bị nhân viên Bộ Nội vụ lấy đi. Bộ từ chối cho biết vì sao "mượn chúng, hoặc khi nào chúng bị "mượn" và bị mất. Bộ cũng không nói có bản sao hay không.
Các tài liệu quốc gia bị “bốc hơi” còn liên quan chính quyền thực dân Anh ở Palestine, những lần thử nghiệm vaccine chống bệnh viêm tủy xám, vụ tranh chấp lãnh thổ với Argentina.
Trong các trường hợp khác, tài liệu trong các tập tin được chọn cẩn thận trước khi bị "mượn". Năm 2015, các quan chức Bộ Ngoại giao xóa một số ít tài liệu trong tập vụ Georgi Markov bị giết năm 1978. Nhà báo chống đối chính quyền Bulgaria này bị bắn một phát đạn tí hon chứa chất độc ricin vào chân, trong lúc ông đi trên một cây cầu ở trung tâm London. Sau đó, Bộ Ngoại giao cho Cục Tàng thư quốc gia biết không tìm ra các tài liệu đã "mượn".
Sau khi báo Guardian hỏi, Bộ nói đã cố gắng định vị được đa số tài liệu và đem trả Cục Tàng thư quốc gia, nhưng vẫn thất lạc vài tài liệu. Bộ từ chối cho biết tại sao "mượn" các tài liệu này, và không nói có bản sao hay không.
Một số tập tin được Cục Tàng thư quốc gia xếp vào diện “thất lạc khi cho các cơ quan chính quyền mượn”, gồm một tập tin về hoạt động của Đảng Cộng sản Anh lúc Chiến tranh Lạnh lên đỉnh điểm.
Một tập tin khác liên quan cách chính phủ Anh sở hữu những khoản tiền mà Nga gởi các ngân hàng Anh sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga. Một tập tin là báo cáo gởi các bộ trưởng về tình hình an ninh Bắc Ireland đầu những năm 1970.
Và 3 tập tin khác về những thỏa thuận quốc phòng giữa Anh với Malaysia mới lập quốc hồi cuối thập niên 1950, ngay sau khi hai nước có chiến tranh với Indonesia.
Theo Guardian, việc tài liệu quốc gia bị thất lạc cho thấy các cơ quan chính quyền quá dễ dàng "mượn" những tài liệu suốt thời gian dài, sau khi chúng được giải mật và chuyển đến CụcTàng thư quốc gia ở Kew (tây nam London) để người dân và các nhà sử học có thể đọc.
Năm 2014, một yêu cầu báo cáo-vận dụng Luật tự do thông tin-đã cho thấy có 9.308 tập tin được trả cho các cơ quan chính quyền hồi năm 2011, qua năm 2013 có 7.468 tập tin được trả. Cục Tàng thư quốc gia nói họ chỉ có thể kêu gọi các cơ quan công quyền trả các tài liệu đã mượn, nhưng các cơ quan này không bị bắt buộc trả chúng.
Từ năm 2013, một số nhà sử học đặc biệt không tín nhiệm Bộ Ngoại giao Anh, sau khi Guardian phát hiện Bộ này lưu trữ tái phép1,2 triệu tập tin mang tính lịch sử trong một tòa nhà. Vụ lưu trữ trái phép này bị lộ, nhân vụ xét xử một số người già Kenya bị bắt và tra tấn, trong vụ bộ tộc Mau Mau nổi dậy ở Kenya những năm 1950, khi Bộ Ngoại giao thừa nhận đã giữ hàng ngàn tập tin về thời đô hộ châu Phi.
Vài năm trước, Bộ Quốc phòng Anh từ chối công bố một số tập tin vốn liên quan chuyện bán vũ khí cho Ả Rập Saudi, vụ quân đặc nhiệm Anh chống chính phủ Indonesia và các kỹ thuật lấy lời khai.