Hàng ngày, có hàng trăm, hàng triệu bức ảnh được đăng tải lên các trang mạng xã hội khác nhau.
Có những bức ảnh rất đơn giản về cuộc sống thường ngày nhưng lại mang sức hút mạnh mẽ, được lan truyền chóng mặt.
Tuy nhiên, phía sau những bức ảnh "ngàn like, ngàn share" ấy lại là sự lừa dối mà ai cũng tin sái cổ.
Bức ảnh này đã trở thành một bức ảnh nổi tiếng trong trào lưu #10YearChallenge (thử thách 10 năm). Bức ảnh này đi kèm với chú thích rằng mỗi năm, 46.000 đến 58.000 ha rừng bị phá. Bức ảnh khiến nhiều người phải suy ngẫm về nạn chặt phá rừng, hủy hoại thiên nhiên.
Thế nhưng, thực tế đây không phải là ảnh ghép của 2 bức ảnh được chụp cách nhau 10 năm mà chỉ là 1 bức ảnh và bị cắt đôi rồi chỉnh sửa.
Bức ảnh anh chàng đảo cơm rang này thật hoàn hảo. Có lẽ ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ anh chàng có kỹ thuật giang cơm đỉnh cao.
Tuy nhiên, đây chỉ là một tác phẩm điêu khắc mà bạn có thể mua trong một cửa hàng ở Tokyo, nơi chuyên bán thực phẩm giả trưng bày.
Bức tranh Graffiti thật tuyệt đẹp khi in hình bóng xuống mặt nước trở thành một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao.
Tuy nhiên, thực tế không được đẹp như vậy đâu. Tác giả của bức tranh là một nghệ sĩ đường phố tên Ray Bartkus, người đã vẽ bức tranh lộn ngược về mục đích để nó được phản chiếu trong nước. Nhưng thật khó để nhìn được bức tranh hoàn hảo như vậy dưới mặt nước.
Nhiều người tin rằng con cú có bộ lông sặc sỡ này tồn tại trên thực tế và nghĩ rằng có thể nó được lai từ một con cú với một con vẹt Scarlet Macaw. Con cú trong bức ảnh này cũng bình thường như bao con khác nhưng chỉ có điều là nó đã được "thay áo" dưới công nghệ chỉnh sủa hình ảnh tinh vi.
Người đăng bức ảnh này lên mạng xã hội đã chú thích rằng: "Cây xanh huyền bí này ở Ấn Độ hay Châu Phi?". Điều này đã thu hút sự tò mò của rất nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế chẳng tồn tại cái cây nào có thể hội tụ tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất như vậy. Đây thực ra chỉ là một cây xanh mô hình trong Animal Kingdom, Disney World ở Orlando, Florida.
Đừng vội bị mắc lừa, đây chỉ bức ảnh ghép một bức tượng tại một ngôi đền ở Bhutan và một trong những ngọn núi thuộc dãy núi Tianzi thuộc vùng Trương Gia Giới của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc thôi.
Chẳng có con rắn nào có màu sắc như thế đâu, đây lại là một cú lừa nữa của những "chuyên gia photoshop" thôi.
Nhiều người xem bức ảnh này chắc sẽ có suy nghĩ rằng người phụ nữ trong bức hình hẳn phải có một "giai thoại lẫy lừng", liên quan đến thần thánh và cuối đời bị hóa thành cây như thế này. Đó chỉ là suy nghĩ của những đạo diễn phim thôi, đây không phải là một cái cây thực sự, nó đã được chỉnh sửa rất nhiều lần rồi.
Bức ảnh này sau khi xuất hiện đã nhận được nhiều lời thắc mắc về nguồn gốc, xuất xứ và hình thù kỳ lạ của con vật. Nhưng sự thật là chẳng có của hàng nào bán con thú cưng có bộ mặt giống cáo nhưng lại có đôi tai thỏ như thế này đâu. Nó được chỉnh sửa từ hình ảnh gốc là một chú mèo vô cùng đáng yêu.
Thực chất đây là bức ảnh được ghép lại từ hai bức ảnh khác nhau, một là hình ảnh tòa lâu đài Lichtenstein ở Baden-Württemberg, Đức và cái còn lại được chụp ở Vịnh Phang Nga, Thái Lan.
Bức ảnh này sẽ khiến cụm từ "Đảo sao và trăng" trở thành cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất trên Google đấy. Nhưng đừng vội tin, chẳng tồn tại hòn đảo nào lại có sự kết hợp hoàn hảo đến như vậy đâu. Ảnh gốc của bức hình này là hòn đảo hình trăng lưỡi liềm, Molokini, nằm giữa các đảo Maui và Kahoolawe ở Hawaii, còn ngôi sao to đùng kia là sản phẩm của công nghệ photoshop.
Trên thực tế chẳng có cái gọi là rừng cây màu tím ở Fairy Pools, Scotland đâu, bức ảnh này thực ra đã được chỉnh sửa từ hình ảnh sông Shotover ở New Zealand.
Bức ảnh miếng dưa hấu màu xanh dương trông rất ngon được đăng tải lên các trang mạng. Thế nhưng thật không may cho những ai tin vào bức ảnh đó và cố gắng đặt mua cho bằng được "quả dưa màu xanh" có một không hai bởi nó chỉ là một sản phẩm không thể hoàn hảo hơn của công nghệ kỹ thuật số.
(Tổng hợp)