Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của Nga

Cẩm Anh |

Mặc dù Tổng thống Nga Putin đã lên kế hoạch chiếm Ukraine một cách nhanh chóng, nhưng điều đó đã không thành hiện thực do thất bại trong việc chiếm được Kiev.

Lính Ukraine khai hỏa về phía quân Nga ở vùng Kharkov. Ảnh: Reuters.

Lính Ukraine khai hỏa về phía quân Nga ở vùng Kharkov. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Putin đã gặp nhiều thách thức hơn trong những ngày gần đây khi quân đội Ukraine đã thành công chiếm giữ các khu vực quan trọng của phần lãnh thổ do Nga kiểm soát, chẳng hạn như thành phố trung tâm giao thông vận tải Lyman.

Điều này đồng nghĩa với việc Moscow đã mất Lyman ngay khi ông Putin tuyên bố công khai rằng vùng Donetsk - nơi Lyman đang tọa lạc - hiện đã bị Nga sáp nhập. Ngay sau đó, 6 tiểu đoàn Ukraine chọc thủng phòng tuyến của Nga ở Kherson, cũng là một trong 4 tỉnh mà Nga đã quyết định sáp nhập.

Nhiều học giả, nhà bình luận ủng hộ Điện Kremlin cũng ngày càng thừa nhận thực tế rằng lực lượng Nga đang đối mặt với tình huống khó khăn nhất kể từ khi phát động chiến dịch quân sự cách đây hơn 7 tháng.

Ông Roman Saponkov, phóng viên chiến trường nổi tiếng của Nga, viết trên Telegram: "Tôi biết các bạn chờ đợi bình luận của tôi về tình hình hiện nay. Nhưng tôi thực sự không biết phải nói gì với các bạn. Cuộc rút quân của Nga ở một số vùng của Ukraine là một thảm họa".

Giới quan sát cho rằng, Tổng thống Putin cần phải nhận thức rõ tình hình chiến sự hơn bao giờ hết, vì chắc chắn ông có thể hiểu được rằng thất bại trong một cuộc chiến tại nước ngoài đã khiến một số người tiền nhiệm của ông gặp kết cục tương tự.

Chiến sự Nga- Ukraine: Thế khó của Nga - Ảnh 1.

Quân nhân Vệ binh Quốc gia Nga canh gác tại một công trình thủy lợi ở tỉnh Kherson, Ukraine ngày 25/4. Ảnh: RIA Novosti.

Trong một cuốn sách gần đây về cuộc xâm lược Afghanistan của Liên Xô, "Afghanistan Crucible", của sử gia Elisabeth Leake, khi Liên Xô tấn công Afghanistan vào tháng 12/1979, Mỹ ban đầu miễn cưỡng sự ủng hộ của mình đối với cuộc kháng chiến của Afghanistan, vì lo ngại có một cuộc xung đột rộng lớn hơn với Liên Xô. Phải đến năm 1986, CIA mới trang bị cho người Afghanistan tên lửa Stinger phòng không hiệu quả cao.

Điều này cũng đã xảy ra vào năm 2022 khi Nga phát động chiến sự ở Ukraine , vũ khí của Mỹ một lần nữa đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến ở Ukraine. Khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine, Mỹ tỏ ra chưa sẵn sàng can dự sâu hơn cho chiến sự, vì lo ngại một cuộc xung đột rộng lớn hơn với người Nga.

Tuy nhiên, ngay sau đó Washington đã nhanh chóng gửi các vũ khí hiện đại như tên lửa Javelin chống tăng và Hệ thống tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS), tên lửa dẫn đường bằng GPS, đã giúp Ukraine đẩy lùi quân Nga.

Theo nhà phân tích quân sự Ukraine Oleh Zhdanov, ông Putin không muốn rơi vào thất bại trong chiến sự ở Ukraine. Bằng chứng là ông Putin đã phát lệnh động viên một phần để huy động thêm 300.000 quân dự bị và tăng cường đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, với rất nhiều tổn thất thời gian qua, tình hình ở tiền tuyến lúc này của quân đội Nga là vô cùng nguy cấp. Trong khi đó, việc huấn luyện cho lực lượng mới tác chiến tại Ukraine vẫn không thể đẩy nhanh.

Trước mắt, quân đội Ukraine đang bảo toàn lực lượng và vũ khí để bảo vệ Lysychansk, nơi Nga và dân quân ly khai vùng Donbass vừa giành kiểm soát hơn hai tháng trước, và kho đạn pháo đồ sộ ở Svatove. Giới chức Ukraine nhận định một khi họ giành lại được Svatove, viễn cảnh quân Nga và phe ly khai bị dồn về giới tuyến ban đầu, trước khi Moscow phát động chiến dịch quân sự, sẽ trở thành mục tiêu trong tầm tay.

Canh bạc của Tổng thống Putin có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nếu như quân đội Ukraine tiếp tục đạt được những bước tiến thuận lợi như hiện tại. Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định, việc sử dụng nốt vũ khí cuối cùng, hay nỗ lực kêu gọi đàm phán cũng phủ bóng mây đen lên tương lai chính trị của ông Putin.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại