Khi đạt tải trọng tối đa, máy bay sẽ có tổng khối lượng 590 tấn. Để cất cánh, Stratolaunch cần sáu động cơ Pratt & Whitney PW4056 cho lực đẩy lên tới 155 tấn.
Với tham vọng của những chuyến bay ở quỹ đạo thấp của Trái đất, ý tưởng về chiếc máy bay đã được nhiều công ty tham gia phát triển. Đến nay, công ty của Paul Allen là đơn vị chủ chốt đóng góp cho Stratolaunch.
Bên phải của thân máy bay là buồng lái trong khi khoang bên trái là các hệ thống điều khiển bay. Stratolauch có thể mang và phóng nhiều máy bay nhỏ vào các quỹ đạo khác nhau chỉ bằng một lần cất cánh. Đặc biệt, nó có sải cánh lên đến 117,5m, dài nhất thế giới hiện nay. Lớn đến nỗi người ta phải xây dựng riêng 1 gara đặc biệt mới chứa nổi.
Nó cũng có thể cất và hạ cánh ở các sân bay trên khắp thế giới. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển, đồng thời tăng thời gian đưa các thiết bị lên không gian.
Với tính năng như trên, giới quân sự cũng đang tích cực tham gia nghiên cứu. Bộ quốc phòng Mỹ đang thử nghiệm các loại máy bay tương tự. Trung quốc cũng tham gia vào cuộc đua sau khi tìm cách mua lại thiết kế máy bay An-225.
Nếu các thử nghiệm của Stratolaunch thành công, nhiều khả năng Lầu năm góc sẽ là khách hàng đầu tiên. Việc giảm chi phí khi phóng vệ tinh tầm thấp là một lợi điểm. Ngoài ra, nó còn có thể được dùng để làm hệ thống phá hủy vệ tinh đối phương.
Stratolaunch cũng có thể trở thành máy bay cảnh báo sớm với trang bị tên lửa có khả năng tấn công toàn cầu. Theo kế hoạch, máy bay sẽ được thử nghiệm cuối năm này và hy vọng sẽ đi vào hoạt động sau vài năm nữa.