Bộ đồ Ratnik-3 thế hệ thứ 3 "gồm 5 hệ thống tích hợp, trong đó có các tiểu hệ thống cứu sinh, chỉ huy và liên lạc, tham gia, bảo vệ và tiết kiệm năng lượng", theo hãng tin TASS của nhà nước Nga.
Bộ giáp chiến binh Nga. (Ảnh: Chụp màn hình Youtube via Ruptly)
TASS cho biết, áo giáp có tổng cộng 59 bộ phận, trong đó có một khung cung cấp cho người mặc thêm sức mạnh và khả năng chịu đựng, cùng với lớp giáp sắt hiện đại, một mũ bảo hiểm và mặt nạ bảo vệ toàn bộ khuôn mặt của lính chiến. |
Ratnik-3 được trang bị "một màn hình có thể dùng cho các nhiệm vụ như kiểm tra kế hoạch chiến trường", Andy Lynch – thành viên của công ty quân sự Odin Systems – mô tả với Daily Mail.
Và giờ đây, áo giáp chiến đấu siêu đẳng này dường như được lắp một chiếc đồng hồ có khả năng "bảo vệ tất cả các tài sản gắn liền khỏi tác động của bức xạ và xung điện từ, chẳng hạn như một vụ nổ hạt nhân".
Có tin nói rằng Ratnik thế hệ thứ nhất đã được biên chế cho một số ít các đơn vị của Nga trong năm 2013. Theo New York Times, một số bộ phận của áo giáp này đã được phát hiện trên người binh sĩ Nga ở Crưm.
Theo Tướng Nga Oleg Salyukov, Ratnik thế hệ thứ 3 dự tính sẽ sẵn sàng đưa vào phục vụ trong năm 2022.
Áo giáp Ratnik-3. (Ảnh: Rostec)
Giới chức Nga thậm chí đã công bố video về áo giáp này vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, họ chỉ đưa ra một màn hình hiển thị tĩnh, vì vậy không rõ trên thực tế Ratnik sở hữu các năng lực đúng như mô tả hay không.
Nga không phải là nước duy nhất phát triển công nghệ áo giáp. Hãng tin Business Insider dẫn lời Sim Tack - một nhà phân tích của tổ chức Stratfor – cho biết, Mỹ hy vọng sẽ tung ra Tactical Light Operator Suit, còn được biết đến với cái tên "Người Sắt" trong năm 2018. Pháp cũng đang theo hướng đi này, tập trung chế tạo FELIN - hệ thống Liên lạc và Thiết bị bộ binh tích hợp.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại với những chiếc áo giáp chiến binh hiện đại này. Chẳng hạn như các pin cung cấp cho khung ngoài rất cồng kềnh.