Chi hàng tỷ đô để khám phá sao Hỏa, vì sao con người vẫn phải chịu đói?

Minh Hằng |

Hóa ra con người vẫn phải chịu đói trên sao Hỏa dù chi hàng tỷ đô la cho hành tinh đỏ là có nguyên nhân rất thực tế.

Sao Hỏa được coi là "miền đất hứa" mà con người luôn muốn khám phá và tìm kiếm sự sống trên hành tinh này. Gần đây, một số quốc gia đầu tư hàng tỷ đô la để khám phá sao Hỏa. Đơn cử, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã dành nhiều thời gian và tiền bạc để khám phá sao Hỏa hơn bất kỳ hành tinh nào khác.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra rằng, tại sao hàng trăm triệu người trên Trái Đất phải chịu nạn đói trong khi vẫn theo đuổi "giấc mộng" trên sao Hỏa? Vì sao được đầu tư lớn nhưng các phi hành gia vẫn phải chịu đói khi thực hiện các sứ mệnh không gian?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến các phi hành gia luôn phải chịu đói là rất thực tế.

Vì sao các phi hành gia phải chịu đói?

Chi hàng tỷ đô để khám phá sao Hỏa, vì sao con người vẫn phải chịu đói? - Ảnh 1.

NASA quyết tâm đưa con người đặt chân lên sao Hỏa vào thập niên 2030. Ảnh: NASA

Thứ nhất, do chuyến bay dài hạn trong không gian ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể người. Khi công nghệ và tinh thần của con người ngày càng được cải thiên, việc khám phá các mục tiêu không gian như Mặt Trăng và sao Hỏa ngày càng trở nên khả thi. Tuy nhiên, do môi trường đặc biệt ở cách xa Trái Đất nên việc thám hiểm sao Hỏa sẽ có hàng loạt tác động đến quá trình trao đổi chất ở trong cơ thể của các phi hành gia. Đặc biệt, những chuyến bay vũ trụ dài ngày có thể gây ra cơn đói.

Trên thực tế, khi ở trên Trái Đất, chúng ta đã quen với cuộc sống có ba bữa ăn cố định hàng ngày để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, trong những sứ mệnh không gian dài ngày, các phi hành gia còn phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung cấp thực phẩm hạn chế, khả năng chịu tải của tài vũ trụ và thời hạn sử dụng của nguồn thức ăn mang theo.

Thứ hai, để đảm bảo sự thành công của các sứ mệnh không gian, các phi hành gia sẽ phải đối mặt với thách thức về giảm lượng thức ăn và nguồn năng lượng nạp vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng đói dai dẳng và gây ra ảnh hưởng xấu đến trạng thái thể chất và tâm lý.

Theo các chuyên gia, khi bị vào trạng thái đói, cơ thể người sẽ giảm tốc độ trao đổi chất cơ bản để bảo tồn năng lượng và cung cấp các chất dinh dưỡng tối thiểu cần thiết cho sự sống. Sự điều tiết này cũng có thể dẫn đến tình trạng mất khối lượng cơ bắp và mật độ xương, đồng thời làm giảm hệ thống miễn dịch và chức năng tim mạch. Những tác động bất lợi này có thể ảnh hưởng đến sự thành công của các sứ mệnh không gian kéo dài, bởi vì các phi hành gia khó duy trì tình trạng thể chất khỏe mạnh.

Ngoài ra, tình trạng đói kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và sức khỏe tâm thần của các phi hành gia. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng cơn đói có thể dẫn đến việc giảm kỹ năng tư duy và khả năng tập trung, khởi phát tâm trạng thất thường và trầm cảm.

Hơn nữa, trong các sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa, sự thay đổi trạng thái tâm lý này có thể làm tăng thêm căng thẳng và sự rủi ro, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc và sự an toàn của các phi hành gia trong không gian.

Để giảm bớt những tác động bất lợi của chuyến bay vũ trụ kéo đài đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu và phát triển những giải pháp bổ sung dinh dưỡng và thực phẩm đáng tin cậy.

Những thách thức về nguồn cung lương thực

Chi hàng tỷ đô để khám phá sao Hỏa, vì sao con người vẫn phải chịu đói? - Ảnh 3.

Khi đặt chân lên sao Hỏa, con người phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Ảnh: Cisco

Trong sứ mệnh thám hiểm sao Hỏa, việc chịu đói là một thách thức nghiêm trọng mà con người có thể phải đối mặt. Để tồn tại lâu dài ở vùng đất cằn cỗi này, con người còn phải đối mặt với nhiều hạn chế về nguồn cung lương thực và tài nguyên. Điều này không chỉ thách thức các nhà khoa học, kỹ sư mà còn đòi hỏi con người cần phải tìm ra cách sản xuất, lưu trữ và tái chế thực phẩm.

Tuy nhiên, để đạt được khả năng tự cung tự cấp trên sao Hỏa, các chuyên gia cần phải tìm ra phương pháp sản xuất lương thực phù hợp. Bởi thực tế đất trên sao Hỏa "nghèo" dinh dưỡng nên các phương pháp nông nghiệp truyền thống không phù hợp.

Bên cạnh đó, trên sao Hỏa, sự khan hiếm tài nguyên là một thách thức lớn. Chẳng hạn, nước cần thiết cho sự sống nhưng nguồn nước trên hành tinh đỏ lại có hạn. Chính vì vậy, các nhà khoa học cần phát triển hệ thống tuần hoàn và thu hồi nước hiệu quả để tái sử dụng càng nhiều nước càng tốt. Đồng thời, con người cũng cần dựa vào năng lượng Mặt Trời và năng lượng tái tạo khác nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hạn chế.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học và công nghệ, các chuyên gia tin rằng trong tương lai, con người có thể sẽ thực hiện được ước mơ định cư lâu dài trên sao Hỏa.

Bài viết tham khảo nguồn: NASA, Sohu, Baidu

Xem thêm:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại