Chỉ bằng một kỹ năng, bà mẹ Mỹ dạy con người thành bác sĩ, người thành giám đốc điều hành YouTube

Gia Minh |

Nhà giáo dục Mỹ Esther Wojcicki - mẹ của một bác sĩ và hai giám đốc điều hành: một của YouTube và một của 23andMe - đã 'bật mí' một kỹ năng hàng đầu trong việc dạy con cái.

Chỉ bằng một kỹ năng, bà mẹ Mỹ dạy con người thành bác sĩ, người thành giám đốc điều hành YouTube - Ảnh 1.

Nhà giáo dục Esther Wojcicki, mẹ của hai giám đốc điều hành của YouTube và 23andMe - Ảnh: CNBC

Phát triển các kỹ năng như sự tò mò, lòng tốt và trí tuệ, cảm xúc khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ thành công khi trưởng thành. Nhưng có một kỹ năng mà ngày nay các bậc cha mẹ vẫn chưa dạy đủ cho con mình, đó là khả năng tự điều chỉnh.

Khi trẻ học cách tự điều chỉnh, chúng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thời gian và cách quản lý hành vi và hành động của chính mình. Đây là điều bà Esther Wojcicki ưu tiên dạy cho các con mình khi chúng còn nhỏ, và nó đã góp phần vào thành công của cả ba: Susan (hiện là giám đốc điều hành của YouTube), Janet (bác sĩ) và Anne (người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của 23andMe).

Bà cho biết bà thấy lo lắng khi ngày nay trẻ em truy cập Internet quá nhiều. Theo bà, các bậc cha mẹ nên dạy con tự điều chỉnh, để chúng biết kiểm soát thời gian trên màn hình, đồng thời giúp trẻ trở nên có năng lực và tự tin hơn trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Vậy cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tự điều chỉnh?

Khả năng tự điều chỉnh bắt đầu phát triển nhanh chóng trong những năm trẻ chập chững biết đi và trẻ mẫu giáo, vì vậy chúng ta bắt đầu dạy trẻ càng sớm thì càng tốt. Dưới đây là những lời khuyên của bà Wojcicki:

Xây dựng "mối quan hệ" lành mạnh với thiết bị công nghệ

"Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn vừa ăn trưa, vừa gõ email, vừa nghe podcast và kiểm tra điện thoại mỗi khi đổ chuông. Tất cả việc làm trên đều được trẻ chứng kiến.

Trẻ em có thể gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh vì cha mẹ chúng làm gương cho hành vi này.

Tệ hơn nữa, một cuộc khảo sát với hơn 6.000 người tham gia cho thấy 54% trẻ em nghĩ rằng cha mẹ chúng sử dụng thiết bị quá thường xuyên. 32% trẻ em cảm thấy "không quan trọng" khi cha mẹ chúng nói chuyện điện thoại khi ăn.

Vì lợi ích của con cái, chúng ta phải đặt ra ranh giới", Esther Wojcicki khuyên.

Dạy con tính kiên nhẫn

Khả năng tự điều chỉnh được hình thành từ nhiều kỹ năng, và một trong số đó là sự kiên nhẫn.

Một nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có thể chờ đợi mọi chuyện lâu hơn lại có cuộc sống tốt hơn.

"Đối với các con gái của tôi, chờ đợi và tiết kiệm là một phần cuộc sống. Chúng tôi không có nhiều tiền khi chúng lớn lên, vì vậy chúng tôi đã tiết kiệm cho những gì con muốn.

Các con tôi đều có riêng một con heo đất, và chúng dành dụm từng xu một. Chúng tôi thậm chí còn cắt các phiếu giảm giá từ tờ báo vào chủ nhật hàng tuần.

Khi các con có thể mua thứ gì đó chúng muốn nhờ sự kiên nhẫn của bản thân, chúng cảm thấy mình đã đạt được thành tựu", bà Esther Wojcicki chia sẻ.

Hãy để trẻ hiểu cảm giác buồn chán

"Cảm giác buồn chán là sự chuẩn bị cho cuộc sống, tôi nói với sinh viên của tôi như vậy. Hiện tại các em đang rèn luyện, tôi nói và họ cười, nhưng tất cả đều hiểu. Cuộc sống đôi khi, hoặc thường xuyên, nhàm chán. Nhưng các sinh viên có thể học được rất nhiều trong những khoảnh khắc đó.

Các em có thể suy nghĩ: Mục tiêu của mình là gì? Bước kế tiếp của mình sẽ là gì? Những trở ngại đang cản đường? Nơi nào mình cảm thấy phấn khích nhất, hy vọng nhất?

Đặt ra quy tắc sử dụng điện thoại, máy tính...

Điều này không có gì phải bàn cãi, nhưng đáng ngạc nhiên là nhiều bậc cha mẹ không thiết lập các quy tắc cơ bản.

Dưới đây là một số quy tắc hàng đầu của tôi đối với công nghệ:

- Thiết lập một kế hoạch với con.

- Không dùng điện thoại trong bữa ăn.

- Không dùng điện thoại khi đi ngủ. Giải thích tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sự phát triển của não bộ và nhắc nhở con rằng cơ thể con lớn lên khi con ngủ.

- Dạy trẻ nhỏ sử dụng điện thoại thận trọng. Trẻ nhỏ hơn, bắt đầu từ 4 tuổi, nên được dạy cách sử dụng điện thoại di động trong trường hợp khẩn cấp.

- Thảo luận về những hình ảnh và âm thanh phù hợp để chia sẻ trực tuyến. Giải thích rằng bất cứ điều gì trẻ đăng đều để lại dấu ấn kỹ thuật số.

- Giúp trẻ hiểu bắt nạt trên mạng là gì và tác động tiêu cực của nó đối với người khác.

- Dạy trẻ không cung cấp thông tin nhận dạng cá nhân.

Mục tiêu là trao quyền cho trẻ và dạy trẻ về năng lực bản thân. Khi trẻ có thể tự điều chỉnh, chúng sẽ có nhiều mối quan hệ thành công hơn với bản thân và với những người khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại