Châu Âu còn "chìm đắm" với vũ khí Mỹ, Đức đã sớm "thức tỉnh" khi biết đối đầu với Nga là vô nghĩa?

Quốc Vinh |

Trong khi một số nước châu Âu vẫn “miệt mài” với mối đe dọa xâm lược không có thực đến từ Nga, người Đức đã không còn muốn cuốn vào cuộc chạy đua quân sự vô ích mà Mỹ khởi xướng để làm giàu.

Anh vẫn "miệt mài" với mối đe dọa không có thực?

Khi nước Anh "loạng choạng" bước đi từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, với những tranh cãi về Brexit đang làm cho đất nước bị chia cắt, giới quan sát tin rằng London sẽ tránh "chơi" các trò chơi quân sự vô ích và tập trung vào việc điều hành đất nước.

Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng tầm cỡ quốc gia không làm ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách của bộ Quốc phòng Vương quốc Anh, với việc Bộ trưởng Gavin Williamson hôm 3/4 tuyên bố, nước Anh sẽ là mũi nhọn của "Lực lượng viễn chinh chung" trong một sứ mệnh quân sự gọi là "Người bảo vệ Baltic".

Theo Strategic Culture, các cuộc diễn tập quân sự này sẽ có mục tiêu là để ứng phó với Nga, có sự tham gia của 2.000 nhân viên quân sự từ Anh và hơn một 1.000 người từ Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Na Uy và Thụy Điển. Đáng chú ý là Thụy Điển và Phần Lan vốn được coi là các quốc gia trung lập.

Châu Âu còn chìm đắm với vũ khí Mỹ, Đức đã sớm thức tỉnh khi biết đối đầu với Nga là vô nghĩa? - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson.

Mới đây, Bộ trưởng Williamson cũng tái khẳng định quan điểm, "dù Anh chuẩn bị rời khỏi EU, cam kết không ngừng đối với an ninh và ổn định châu Âu là điều quan trọng hơn bao giờ hết.

Việc triển khai các thủy thủ và thủy quân lục chiến đẳng cấp thế giới của chúng tôi đến Biển Baltic, cùng với các đồng minh quốc tế là sự khẳng định chắc chắn vai trò hàng đầu của Anh ở châu Âu".

Phái đoàn bảo vệ Baltic được Bộ Quốc phòng Anh nhấn mạnh là sứ mệnh có tầm quan trọng trong việc bảo vệ châu Âu tại thời điểm "mối đe dọa gia tăng".

Từ trước đến nay, các động thái tăng cường quân sự và tập trận của phương Tây đều được tuyên bố với mục đích là đáp ứng lại sự trỗi dậy hay "sự xâm lược" của Nga. Tuy nhiên, ở phía ngược lại, Moscow chưa bao giờ thể hiện ý định tham gia vào các hoạt động quân sự chống lại các quốc gia Baltic hoặc bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu.

Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), sự gia tăng chi tiêu quân sự của Mỹ là mức tăng lớn nhất trên thế giới vào năm 2018 và các quốc gia châu Âu trên danh nghĩa đồng minh NATO cũng đóng góp vào xu hướng này.

Tổng chi tiêu quân sự của châu Âu kết hợp lại sẽ là 264 tỷ USD – mức chi tiêu ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới. Con số này tương đương với 1,5 lần ngân sách chính thức của Trung Quốc (168 tỷ USD) và gần 4 lần tổng chi phí quân sự ước tính của Nga (63 tỷ USD).

Bình luận viên Brian Cloughley của Strategic Culture nhận định, thật khó để có thể kết luận rằng, với chi phí quốc phòng khiêm tốn như vậy, Nga lại dự tính tiến hành một cuộc chiến ở châu Âu như các quốc gia NATO lo ngại.

Tuy nhiên, trái ngược với thái độ tăng cường quân sự "ứng phó với Nga" như quan niệm của Anh, có dấu hiệu của sự thực tế ở Đức. Dù cho Berlin vẫn đi theo những quy tắc thông thường về việc hỗ trợ NATO, một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm Pew lưu ý rằng trong khi chỉ có 35% người Mỹ muốn hợp tác nhiều hơn với Nga; ở Đức mong muốn này nhảy vọt lên 69%.

Đức không còn muốn cuốn vào cuộc chiến chống Nga ?

Châu Âu còn chìm đắm với vũ khí Mỹ, Đức đã sớm thức tỉnh khi biết đối đầu với Nga là vô nghĩa? - Ảnh 2.

Châu Âu là nguồn thu béo bở cho vũ khí Mỹ.

Một cuộc khảo sát của YouGov, được công bố vào ngày 3/4, cũng cho thấy những dấu hiệu thay đổi liên quan đến NATO. Trong khi năm 2017, gần 3/4 người Anh (73%) chấp nhận vai trò thành viên của liên minh, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 59%.

Tương tự như vậy, tại Đức, sự ủng hộ đã giảm từ 68% xuống 54% và ở Pháp từ 54% xuống 39%. Không chỉ ở những con số, mà kể cả Chính phủ Đức do Thủ tướng Angela Merkel điều hành - nhà lãnh đạo có tiếng nói nhất châu Âu - cũng đã từ chối chi tiêu thêm cho quân sự và tìm kiếm sự hợp tác với Nga thay vì đối đầu.

Nhà phân tích Loren Thompson hôm 4/3 nhận định, trong những năm gần đây, Đức đã dành 1,1% GDP cho quốc phòng so với hơn 3% của Mỹ, và mặc dù họ đã đồng ý tăng mức này lên 1,3% vào năm 2019, nhưng nó chưa tiệm cận đến mức 2% mà tất cả các thành viên NATO phải cam kết. Ông kết luận rằng, rõ ràng, Berlin "không hề cho rằng một cuộc chiến sẽ sớm xảy ra".

Cũng trong một đề xuất gần đây, Đức cũng thể hiện ý định sẽ đặt mục tiêu dành 1,5% GDP đóng góp cho NATO vào năm 2024. Kế hoạch ngân sách của Berlin đã khiến Mỹ lên án nhanh chóng.

Phó Tổng thống thống Mỹ Mike Pence phàn nàn rằng, "điều đó đơn giản là không thể chấp nhận được đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu trong việc tiếp tục phớt lờ mối đe dọa xâm lược của Nga và bỏ bê tự vệ và phòng thủ chung của chúng ta".

Theo bình luận viên Brian Cloughley, Mỹ quyết tâm thúc đẩy quan hệ quân sự Mỹ-NATO vì đây vốn là thị trường sinh lợi nhất cho các nhà sản xuất vũ khí nước này.

Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã thông báo cho Quốc hội rằng, các nước châu Âu dự định chi 37,4 tỷ USD cho các thiết bị quân sự của Mỹ, trong đó khách hàng lớn nhất là Ba Lan với các hợp đồng dành cho Raytheon, Lockheed Martin và Northrop Grumman trị giá 10,5 tỷ USD, cho hệ thống chỉ huy phòng thủ tên lửa. Trong khi Bỉ đang tiêu tốn 6,53 tỷ USD cho máy bay chiến đấu F-35 của Lockheed Martin.

Không có gì ngạc nhiên khi trong hai năm qua, giá cổ phiếu của các tập đoàn vũ khí đã tăng đáng kể, với Raytheon tăng từ 151 USD lên 184 USD, Lockheed từ 268 USD lên 309 USD và Northrop 239 USD lên 283 USD. Cùng lúc đó, Đức rất không được lòng ở Washington, vì nước này đã không quyết định mua máy bay F-35, "vũ khí có giá cao nhất trong lịch sử".

Strategic Culture đánh giá, Đức đang cho thấy một suy nghĩ thực tế và không chỉ cố gắng cân bằng ngân sách mà còn từ chối đi theo một cuộc đối đầu rung chuyển với Nga, bởi vì họ biết rằng không có mối đe dọa nào đến từ phương Đông.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại