Các nhà khí tượng thế giới cho hay, trung bình mỗi năm trên Trái Đất xuất hiện khoảng 86 cơn bão, trong đó 46 cơn xếp hàng 'bão nhiệt đới', khoảng 20 cơn còn lại đạt sức mạnh của một 'siêu bão nhiệt đới', đạt cường độ ít nhất là Cấp 3 (sức gió từ 178-208 km/h) trên thang bão Saffir-Simpson, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) thông tin.
Tiffany Means, chuyên gia khoa học khí quyển và khí tượng học thuộc Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho biết, bão nhiệt đới hình thành trên đại dương cần phải đảm bảo 2 điều kiện: (1) Bề mặt nước biển (sâu 46 mét) phải ấm ít nhất là 27 độ C; (2) Vùng nước biển hình thành bão phải cách xích đạo ít nhất 483km.
Trên Trái Đất có 7 ổ bão thỏa mãn cả 2 điều kiện trên, bao gồm các lưu vực: Đại Tây Dương, Đông Thái Bình Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương, Tây Nam Thái Bình Dương, Bắc Ấn Độ Dương, Tây Nam Ấn Độ Dương, Đông Nam Ấn Độ Dương.
Tây Bắc Thái Bình Dương là lưu vực bão hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất. Ảnh minh họa: Internet
Trong số 7 ổ bão này, Tây Bắc Thái Bình Dương là lưu vực bão hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất, gần 1/3 tổng số bão nhiệt đới trên Trái Đất đều xảy ra ở đây. Ngược lại, Bắc Ấn Độ Dương lại là lưu vực 'hiền hòa' nhất so với 6 lưu vực còn lại trên thế giới.
Chuyên gia Tiffany Means phân tích cụ thể 7 ổ bão được ví như những 'hố bom nổ chậm' trên Trái Đất dưới bài viết sau đây:
Mùa bão Đại Tây Dương trung bình tạo ra 12 cơn bão được đặt tên, trong đó có 6 cơn bão mạnh và 3 trong số đó trở thành bão lớn (cấp 3, 4 hoặc 5). Những cơn bão này bắt nguồn từ cơn sóng nhiệt đới, xoáy thuận ngoài nhiệt đới trên vùng nước ấm hoặc Frông thời tiết cũ.
Trung tâm Bão quốc gia thuộc NOAA (Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ) là cơ quan chịu trách nhiệm đưa ra các thông tin và cảnh báo thời tiết nhiệt đới lưu vực Đại Tây Dương.
Với trung bình 16 cơn bão được đặt tên mỗi mùa, 9 cơn bão và 4 siêu bão, lưu vực Đông Thái Bình Dương được xem là khu vực bão hoạt động mạnh thứ hai trên thế giới.
Những cơn bão thuộc lưu vực này hình thành từ cơn sóng nhiệt đới và thường đi về phía tây, tây bắc hoặc bắc. Khi bão di chuyển theo hướng đông bắc, băng qua lưu vực Đại Tây Dương, lúc đó chúng không còn là một cơn bão Đông Thái Bình Dương mà là một cơn bão nhiệt đới Đại Tây Dương.
Ngoài việc theo dõi và dự báo các cơn bão nhiệt đới cho lưu vực Đại Tây Dương, Trung tâm Bão quốc gia thuộc NOAA cũng thực hiện công tác này cho vùng Đông Thái Bình Dương.
Rìa xa nhất của lưu vực Đông Thái Bình Dương được gọi là lưu vực Trung tâm Thái Bình Dương hoặc Trung Bắc Thái Bình Dương. Tại đây, mùa bão kéo dài từ ngày 1/6 đến ngày 30/11 hàng năm.
Trách nhiệm giám sát bão Trung tâm Thái Bình Dương thuộc thẩm quyền của Trung tâm Bão lưu vực Trung tâm Thái Bình Dương (CPHC) của NOAA.
Tây Bắc Thái Bình Dương là lưu vực bão hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất. Gần 1/3 tổng số bão nhiệt đới trên thế giới xảy ra ở đây. Ngoài ra, phía Tây Thái Bình Dương cũng nổi tiếng là nơi sinh ra những siêu bão dữ dội nhất hành tinh.
Không giống như các cơn bão nhiệt đới ở các nơi khác trên thế giới, các cơn bão tại lưu vực này không chỉ được đặt theo tên của con người, mà còn được đặt theo tên của những thứ trong tự nhiên như động vật, hoa...
Một số quốc gia, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines, chia sẻ trách nhiệm giám sát lưu vực này thông qua Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ (JTWC) - Là lực lượng liên hợp giữa Hải quân và Không quân Mỹ, đóng tại Trân Châu Cảng, Hawaii.
Ví dụ về siêu bão dữ dội tại 'ổ bão' Tây Bắc Thái Bình Dương:
Bão Tip năm 1979, đổ bộ Philippines - Cơn bão nhiệt đới mạnh nhất và có kích thước lớn nhất từng được ghi nhận trong lịch sử khí tượng. Tại thời điểm đạt đỉnh, bão Tip bao phủ một vùng có đường kính lên tới 2.220 km. Bão Tip khiến tổng gần 100 người thiệt mạng.
[Siêu bão Hagibis tháng 10/2019 bao phủ một vùng có đường kính lên tới 1.400 km; áp suất không khí hiện tại là 900 hPa]. (Độc giả xem chi tiết về thiệt hại của bão Hagibis đổ bộ Nhật Bản ngày 12/10/2019 tại đây).
Siêu bão Vera tháng 9/1959 là một siêu bão cấp 5 trên thang bão Saffir-Simpson. Với áp suất không khí đạt 895 hPa, Vera sau đó đổ bộ vùng Kansai Nhật Bản, khiến nó trở thành siêu bão khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại của Nhật Bản.
Cuối cùng, hơn 5.000 người thiệt mạng; 38.921 người mất tích, 39.000 người bị thương; hơn 1,5 triệu người mất nhà cửa; gây thiệt hại về kinh tế lên đến 261 triệu USD (năm 1959) vì siêu bão hủy diệt này.
Các cơn bão nhiệt đới tại lưu vực này được theo dõi chính thức bởi Cơ quan Khí tượng Fiji và Cơ quan MetService của New Zealand.
Trung bình mỗi mùa bão, lưu vực Nam Thái Bình Dương xuất hiện khoảng 9 cơn bão nhiệt đới, một nửa trong số đó là siêu bão, bão mạnh.
Bắc Ấn Độ Dương lại là lưu vực 'hiền hòa' nhất so với 6 lưu vực còn lại trên thế giới. Trung bình mỗi năm, nơi đây chỉ xuất hiện từ 4 đến 6 cơn bão nhiệt đới. Dẫu vậy, những cơn bão nhiệt đới tại Bắc Ấn Độ Dương được xem là những cơn nguy hiểm nhất trên thế giới.
Khi bão đổ bộ vào các quốc gia đông dân như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, không có gì lạ khi chúng cướp đi hàng ngàn sinh mạng.
Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) có trách nhiệm dự báo, đặt tên và đưa ra cảnh báo về các cơn bão nhiệt đới ở lưu vực Bắc Ấn Độ Dương.
Trung tâm Khí tượng Quốc gia Pháp (MFR) và Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp Mỹ (JTWC) là lực lượng đảm nhận nhiệm vụ thông tin, dự báo về tình hình thời tiết nhiệt đới tại lưu vực Tây Nam Ấn Độ Dương.
Tính đến năm 2002 đến nay, trung bình cứ 54 ngày trong lưu vực này lại xuất hiện hệ thống nhiệt đới, trong đó có nhiều cơn bão nhiệt đới hoạt động hoặc hệ thống có sức gió trên 120 km/giờ.
Trung bình mỗi mùa bão, lưu vực này xuất hiện khoảng 9 cơn bão, 5 trong số đó là bão mạnh hoặc siêu bão.
Cục Khí tượng Australia (BOM) là cơ quan đảm nhận nhiệm vụ dự báo, đặt tên và đưa ra cảnh báo về các cơn bão nhiệt đới ở lưu vực Đông Nam Ấn Độ Dương.
Chú thích:
(1) Đường đổi ngày quốc tế (IDL): Là một đường tưởng tượng, gấp khúc, dùng để làm ranh giới giữa múi giờ UTC+14 và UTC-12, đi gần với kinh tuyến 180 độ kinh Đông từ Bắc Cực, qua eo biển Bering, Thái Bình dương, cho đến Nam Cực.
Bài viết sử dụng nguồn: Trung tâm Khí tượng Quốc gia Pháp, NOAA, ThoughtCo
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.