Cha mẹ phẫn nộ khi con làm toán đúng nhưng bị giáo viên gạch sai: Đáp án như thế nào mới chuẩn?

Minh Anh |

Phụ huynh đến tìm giáo viên để "đòi điểm" cho con nhưng nhận về cái kết ngoài tưởng tượng.

Đối với phần lớn các gia đình, việc học của con cái là một trong những yếu tố được ưu tiên. Khi nhìn vào kết quả học tập của con, phản ứng đầu tiên của nhiều cha mẹ thường là xem điểm số của chúng. Nhiều phụ huynh, để đảm bảo con mình không thua thiệt ngay từ đầu, đã không ngần ngại chi tiền cho các lớp học thêm hoặc thuê gia sư để hỗ trợ việc học cho trẻ.

Trước đây, phương pháp giáo dục chủ yếu dựa vào việc giáo viên truyền đạt kiến thức từ sách vở. Các dạng bài kiểm tra cũng thường rất đơn giản và đi theo quy luật thông thường. Tuy nhiên, trong thời đại giáo dục hiện đại, nhiều dạng bài kiểm tra sáng tạo đã được đưa ra để đánh giá học sinh.

Bài toán người lớn chưa chắc đã làm đúng

Nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối trước những dạng bài kiểm tra mới, và nhiều câu hỏi trong bài kiểm tra hiện nay có những "cái bẫy" ẩn. Họ cho rằng câu trả lời của con mình là đúng, nhưng giáo viên lại đánh dấu sai.

Một người mẹ ở Trung Quốc đã chia sẻ về một bài toán mà con trai cô đã trả lời đúng: "9 cộng 9 chia 3 bằng bao nhiêu?" (đề được viết dưới dạng chữ). Con cô đã trả lời là 12. Khi nhìn vào câu trả lời, cô thấy đúng nhưng giáo viên lại đánh dấu sai. Điều này khiến cô vô cùng tức giận, và cô đã chia sẻ câu hỏi trên mạng xã hội. Nhiều người dùng khác cũng đồng tình rằng cách giải của học sinh là chính xác, và có vẻ như giáo viên đã sai.

Cha mẹ phẫn nộ khi con làm toán đúng nhưng bị giáo viên gạch sai: Đáp án như thế nào mới chuẩn?- Ảnh 1.

Sáng hôm sau, người mẹ đã quyết định đến trường để chất vấn giáo viên về việc này. Cô cho rằng giáo viên cần phải sửa lại lỗi sai của mình. Cô cũng nhấn mạnh rằng giáo viên đã chỉ trích con trai mình vì không chú ý đến chi tiết, điều này khiến cô cảm thấy bức xúc.

Khi nghe những lời chất vấn, giáo viên không phản ứng một cách tức giận. Thay vào đó, giáo viên đã giải thích một cách bình tĩnh rằng cả cha mẹ và học sinh đều chưa đọc kỹ yêu cầu của bài toán. Cô nói: "Đề bài là chữ chia (除) thay vì chia cho (除以). Chia là số bị chia ở phía sau, và chia cho là số bị chia ở phía trước (một cách chơi chữ ở Trung Quốc). Vì vậy, trước đề bài này, con phải lập phép tính: 9 + (3 : 9) = 9 + 1/3".

Tuy nhiên, đáp án này khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Họ cho rằng đối với học sinh tiểu học, giáo viên không nên đưa ra những bài toán lắt léo, đánh đố như thế.

Sự cần thiết của tư duy logic trong giáo dục

Một số người khác lại cho rằng chính giáo viên là người không truyền đạt rõ ràng đề bài. Các dạng bài toán kiểu như thế này không phải là hiếm.

Một ví dụ khác được đưa ra là bài toán: “Trong lớp có 11 chiếc đèn, tắt đi 4 chiếc thì còn lại bao nhiêu chiếc?”. Câu trả lời đúng là “11 chiếc đèn”. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ rằng còn lại 7 chiếc, vì họ tập trung vào phép trừ. Thực tế, bài toán này không chỉ kiểm tra phép cộng và phép trừ mà còn đánh giá khả năng tư duy của học sinh.

Cuộc sống ngày càng phát triển và điều này đòi hỏi giáo dục cũng phải thay đổi. Sự đổi mới trong phương pháp giáo dục là điều cần thiết. Trong quá trình đổi mới, các dạng bài kiểm tra cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn. Nhiều câu hỏi mang tính chất "đố chữ" hoặc "bẫy" dần trở nên phổ biến.

Cha mẹ phẫn nộ khi con làm toán đúng nhưng bị giáo viên gạch sai: Đáp án như thế nào mới chuẩn?- Ảnh 2.

Để cải thiện kết quả học tập, học sinh cần trang bị thêm kiến thức cơ bản và rèn luyện khả năng tư duy logic. Những dạng bài tập mới, bao gồm cả toán nâng cao, có thể giúp học sinh phát triển năng lực tư duy.

Giai đoạn tiểu học rất quan trọng. Cha mẹ và giáo viên cần chú trọng đến việc phát triển khả năng tư duy logic của học sinh. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các em khi bước vào trung học với những dạng bài phức tạp hơn, và giúp các em dễ dàng tìm ra giải pháp.

Theo 163



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại