Cha mẹ 8X, 9X nhờ ông bà chăm cháu nhưng lại lo ngay ngáy về một vấn đề "nan giải"

Minh Nhật |

Mỗi thế hệ lại có cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, liệu có bên nào sai trong câu chuyện "xung đột quan điểm" như thế này?

Đã có cuộc tranh luận diễn ra trên nền tảng mạng xã hội TikTok khi Gabi Day, người tự mô tả mình là một bà mẹ thuộc thế hệ Millennial (những người sinh ra trong khoảng thời gian từ đầu thập niên 1980 đến giữa thập niên 1990 - hay còn gọi là thế hệ 8X, 9X), đăng một video nói rằng việc bày tỏ sự lo lắng về "ngôn ngữ tình yêu" của mẹ cô.

Ý của Gabi muốn bày tỏ rằng mẹ cô luôn thể hiện những mối lo lắng cho các con như cách thể hiện tình yêu thương. Mặc dù cô hiểu những lo lắng mẹ dành cho mình là dấu hiệu cho thấy bà quan tâm nhưng cô thấy điều đó "quá mệt mỏi".

"Dần dần, tôi và chị gái tôi cũng hấp thụ năng lượng đó từ mẹ và thật ngạc nhiên, chúng tôi đều là những người trưởng thành luôn lo lắng", Gabi nói.

Cha mẹ 8X, 9X nhờ ông bà chăm cháu nhưng lại lo ngay ngáy về một vấn đề nan giải - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Giờ đây, khi mẹ của Gabi đang giúp cô chăm sóc cặp song sinh 18 tháng tuổi, Gabi cho biết cô có thể thấy điều tương tự đang xảy ra.

Cô đưa ra ví dụ về việc các con cô rơi từ chiếc ghế cao chừng chục cm xuống tấm đệm lót trên sàn. Mẹ cô phản ứng bằng cách "hét lên sợ hãi" và thể hiện "những phản ứng quá mức". Điều đó có thể khiến bọn trẻ giật mình.

Ngược lại, Gabi cho biết cô luôn cố gắng giữ bình tĩnh và "làm gương cho việc điều tiết cảm xúc". Điều mà cô nói là mẹ mình không làm được vì bà nghĩ rằng nó thể hiện sự thiếu quan tâm. Chẳng hạn như trường hợp cháu ngã kể trên, nếu không phản ứng, bà sẽ có cảm giác thiếu quan tâm.

Cha mẹ 8X, 9X nhờ ông bà chăm cháu nhưng lại lo ngay ngáy về một vấn đề nan giải - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Gabi nói rằng mặc dù rõ ràng là mẹ cô yêu các cháu nhưng Gabi đang tìm mọi cách để đảm bảo rằng sự lo lắng của bà không ảnh hưởng đến bọn trẻ giống như cách nó đã ảnh hưởng đến cô.

Đoạn video được đăng tải hôm 8/11 đã có hơn 1,2 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận từ những người có cùng hoàn cảnh với Gabi.

Trong khi nhiều ông bà thuộc thế hệ bùng nổ (Boomer - sinh ra trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1964) đang từ chối chăm sóc các cháu giúp con cái, thì vẫn có người chấp nhận "hy sinh tuổi già nhàn hạ" để đỡ đần các con chăm cháu.

Tuy nhiên, họ lại đang gây bối rối cho các con khi áp dụng quan điểm nuôi dạy "không còn phù hợp".

Một người cho biết việc nuôi dạy con cái của cha mẹ họ khiến họ cảm thấy "mệt mỏi". Nhiều người để lại bình luận rằng "không có câu trả lời" cho câu hỏi của Gabi, và rằng họ "cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự".

Cha mẹ 8X, 9X nhờ ông bà chăm cháu nhưng lại lo ngay ngáy về một vấn đề nan giải - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Một người khác trả lời rằng cô đang cố gắng giải quyết vết thương lòng của chính mình đồng thời cố gắng trở thành một "người mẹ tuyệt vời" dành cho đứa con 1 tuổi của mình, bên cạnh việc giải quyết nỗi lo lắng của mẹ rằng bà "phủ nhận sự tồn tại".

Một cư dân mạng viết rằng mẹ cô "la hét hoảng loạn" sau khi con gái cô ngã khỏi ghế, bà và chồng vội chạy xuống nhà vì tin rằng bé gái đã bị vỡ hộp sọ. "Ngày hôm đó có lẽ khiến tôi tổn thọ mất nửa cuộc đời", người này viết.

Đây không phải là lần đầu tiên những người thuộc thế hệ Boomer bị chỉ trích vì phản ứng thái quá và thể hiện sự lo lắng của mình.

Vào tháng 9/2023, một phụ nữ đã đặt ra thuật ngữ "sự hoảng loạn bùng nổ", mà cô ấy định nghĩa là những người lớn tuổi trở nên nóng nảy một cách không cần thiết vì một điều gì đó quá đỗi bình thường.

Nhiều người trẻ tuổi đồng ý rằng họ đã chứng kiến điều này và đặt câu hỏi tại sao thế hệ này lại tỏ ra lo lắng đến vậy.

Phong cách nuôi dạy con cái nói riêng có thể gây ra căng thẳng giữa thế hệ trẻ và cha mẹ của họ.

Tiến sĩ Harvey Karp, bác sĩ nhi khoa đồng thời là nhà viết sách, nói với tạp chí Salon vào năm 2022 rằng các bậc cha mẹ thế hệ trẻ có xu hướng dễ chấp nhận cảm xúc của con cái hơn so với những người thuộc thế hệ bùng nổ.

Bên cạnh việc bày tỏ sự thất vọng của mình về thế hệ Boomer, nhiều bậc cha mẹ thuộc thế hệ Millennial và Thế hệ Z đang dùng mạng xã hội để thảo luận về các kỹ năng nuôi dạy con cái của họ, dẫn đến sự gia tăng các phương pháp tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn những cuộc thảo luận về "cách nuôi dạy con nhẹ nhàng" rất phổ biến trên TikTok.

Nguồn: Business Insider


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại