Câu đố tiếng Việt: Vì sao lại nói là 'cà nhắc'?

ỨNG HÀ CHI |

Nếu đoán đúng chứng tỏ bạn rất am hiểu ngôn ngữ Việt.

Trong kho tàng tiếng Việt có nhiều từ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, ít ai biết được nguồn gốc sâu xa của nó. Không ít từ khiến chúng ta "vò đầu bứt tai", loay hoay không rõ nghĩa gốc, chẳng hạn như từ "cà nhắc".

Có phải chúng ta thường gặp những tình huống nhắc đến từ "cà nhắc" như: "Hôm qua, ông Bảy bị ngã nên giờ đi cà nhắc", "Sao chân bạn lại cà nhắc thế kia?"… Khi nhắc đến "cà nhắc", ta có thể dễ dàng liên tưởng đến dáng đi chân cao chân thấp. Và đây cũng là từ quen thuộc được người dân Nam Bộ dùng hàng ngày. Vậy từ "cà nhắc" bắt nguồn từ đâu?

Theo nhiều tài liệu, "cà nhắc" là một từ gốc Khmer, được viết là ឃ្ញើច (khñəəc). Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước trong bài viết "Chữ "cà" của dân ta" cũng đề cập rằng "cà nhắc" có liên quan với tiếng Khmer "khnhak", nghĩa là "đo õng ẹo". Tuy phiên âm có phần khác biệt nhưng từ đây, ta có thể thấy từ "cà nhắc" bắt nguồn từ tiếng Khmer là hoàn toàn có cơ sở.

Trong phương ngữ Nam Bộ, "cà nhắc" ngoài miêu tả dáng đi thì còn dùng để ước lượng. Về điều này , "Từ điển từ ngữ Nam Bộ" do Huỳnh Công Tín biên soạn có giảng: "Cà nhắc" có nghĩa là cầm chừng, có tính ước lệ, mỗi lần mỗi ít. Ví dụ như: "Tưởng sao chớ bạn làm cà nhắc như thế này, biết bao giờ mới xong".

Tóm lại, "cà nhắc" là từ mượn gốc Khmer, có nghĩa là "đi õng ẹo" và còn có nghĩa khác là "có tính ước lệ, cầm chừng".

Ngoài ra, trong kho tàng Tiếng Việt còn có nhiều từ thú vị khác:

- "Trộm vía": Nghĩa là "lén các vía (để làm gì đó)", hiểu nôm na là một lời xin phép.

- "Mít ướt": Vốn là tên của một loại mít có múi mềm nhão. Về sau, được dùng để chỉ những người hay khóc.

- "Mưa ngâu": Đây vốn là tên gọi của chòm Ngưu, chứa sao Ngưu Lang (Altair) và Chức Nữ (Vega). Đây cũng là những ngôi sao rất sáng trên bầu trời đêm mà người xưa đã dùng để định vị đường đi.

- "Ông xã, bà xã": Xuất xứ của chữ "xã" dùng để gọi vợ hoặc chồng chỉ người tâm phúc, cùng chí hướng. Tình cảm đó chỉ vợ với chồng mới có được. Trong Tiếng Hán, chữ "xã" bao gồm chữ "thần" (tức là tình cảm, tâm linh) kết hợp với chữ "thổ" (tức là đất, chỉ tài sản và vật chất). Triết học phương Đông xem mỗi con người là một thế giới, cần phải hội tụ cả tâm linh lẫn vật chất.

- "Chuột rút": Đây là một cách nói bắt nguồn từ phương Tây, dựa trên sự đồng âm của "chuột" và "bắp thịt". Trong miền Nam, hiện tượng này còn được gọi là "vọp bẻ".

- "Nghèo rớt mồng tơi": Không phải là loại rau mồng tơi như mọi người vẫn nghĩ. Ở đây, từ "mồng tơi" là bộ phận của chiếc áo tơi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại