Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại gọi 12 là 'tá'?

Ứng Hà Chi |

Đây là một câu đố thú vị, cực kỳ am hiểu kiến thức mới đoán đúng.

Tiếng Việt được nhiều người đánh giá là ngôn ngữ giàu đẹp, đa dạng và cũng khó học bậc nhất. Cùng chỉ một sự vật nhưng có nhiều cách để biểu thị. Chẳng hạn như trong cách gọi số đếm, chúng ta thường gọi theo nhiều cách khác nhau: số một – nhất – hạng đầu; số sáu – lục, số bốn – tư – tứ,… Vì vậy, không ít người ngoại quốc "đau đầu" khi học Tiếng Việt. Họ phải mất khoảng thời gian khá lâu mới nắm vững cách sử dụng vốn từ.

Vậy có bao giờ bạn thắc mắc vì sao một số lẻ (không tròn chục) như 12 lại được ưu ái cho cái tên riêng là "tá"? Và từ "tá" này có nguồn gốc từ đâu?

Câu đố Tiếng Việt: Vì sao lại gọi 12 là tá? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trước hết, số 12 là cách đếm bắt nguồn từ phương Tây. Người La Mã cổ đại khi tính toán thường dùng ngón cái đếm đốt ngón tay trên những ngón còn lại, tổng cộng 12 đốt gom lại thành một nhóm. Từ đó, hệ số 12 ngày càng trở nên phổ biến. Khi khám phá chu kỳ của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời, người ta đã chia một năm thành 12 tháng. Các khoảng thời gian còn lại cũng được quy đổi bằng một bội số của 12 (1 ngày bằng 24 giờ, 1 giờ bằng 60 phút, 1 phút bằng 60 giây).

Hệ số 12 còn đặc biệt được ưa chuộng ở nước Anh. Họ dùng nó trong cả đo lường, buôn bán và tiền tệ: 12 cá dozen, 12 gross, 12 shilling.

Khi người Anh lập thuộc địa ở khu Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải thuộc Trung Quốc, người dân Trung Quốc đã nhặt chữ "dozen" và phiên âm thành "đả thần" (âm Hán Việt). Sau này, người ta bỏ âm "thần" đằng sau và gọi tắt là "đả". Chữ này được truyền vào Việt Nam theo bước chân những người Hoa đi buôn, họ đọc chữ "đả" thành "tá". Thế là Tiếng Việt của chúng ta có chữ "tá" từ khi đó.

Cái hay ở chỗ trong khi người Trung Quốc không mấy khi dùng từ "tá" thì từ này được dùng phổ biến tại Việt Nam. Như phần đầu của ruột non có tên Latin là "duodenum digitorum", tức là "dài 12 khoát ngón tay", hay "12 lần bề rộng của ngón tay". Người Trung Quốc dựa vào đó gọi là "nhập nhị chỉ tràng". Nhưng người Việt đã vận dụng thông minh từ "tá" để có cách gọi ngắn gọn "tá tràng".

Đến đây, chắn hẳn các bạn đã hiểu rõ về nguồn gốc của từ "tá". Kiến thức này quả thật thú vị phải không nào. "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam", câu nói của người xưa thật đúng khi nói về Tiếng Việt!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại