Câu chuyện thấm đẫm nước mắt của cậu học trò nghèo từ ngôi nhà dột đến tấm HCV Toán quốc tế: “Tôi muốn dùng cả cuộc đời để cảm ơn một người”

Thùy Anh |

"Người ấy" không bằng cấp, học thức cũng không cao nhưng bà là người thầy đặc biệt đứng sau thành công với những bài học không có trong sách vở.

Ngày 28 tháng 7 năm 1997, An Kim Bằng, một học sinh trung học phổ thông của trường Trung học cơ sở số 1 Thiên Tân, đã giành được huy chương vàng trong kỳ thi Olympic Toán quốc tế lần thứ 38 được tổ chức tại Argentina.

Cậu học sinh nông thôn chất phác này sau đó đã chia sẻ câu chuyện xúc động về mẹ - người nông dân "chân lấm tay bùn" nhưng là người thầy vĩ đại nhất. Dưới đây là những chia sẻ của An Kim Bằng.

Đừng để từ "nghèo" trì hoãn tương lai của con

Ngày 5 tháng 9 năm 1997, tôi rời nhà để đi đến Bắc Kinh ngày để đến Viện Đại học Toán học. Khói bếp bốc lên trong căn nhà dột nát từ sáng sớm, mẹ chuẩn bị bữa sáng cho tôi để chuẩn bị lên đường.

Gia đình tôi quá nghèo. Khi tôi được sinh ra, bà bị ốm nặng, năm lên 4 tuổi, ông nội bị hen phế quản và liệt nửa người, nợ nần chồng chất. Khi tôi 7 tuổi, tiền học phải đi vay mượn nhưng mẹ chưa một lần than phiền mà luôn động viên tôi phải nỗ lực học hành. Tháng 6 năm 1994, tôi được nhận vào trường cấp 2 nổi tiếng số 1 Thiên Tân, gánh nặng gia đình lại tăng lên gấp bội.

Đến tối, tôi nghe thấy tiếng cãi vã ngoài nhà. Thì ra mẹ muốn bán con lừa ở nhà để tôi được đi học, bố tôi kiên quyết không đồng ý. Sau khi ông nội qua đời, tình hình gia đình tôi lại càng bi đát. Tôi cũng dần từ bỏ ý định đi học, thay vào đó ra đồng làm việc phụ giúp bố mẹ.

Hiểu ý định của tôi, mẹ kiên quyết không đồng ý: "Con đi học không hề sai. Mẹ không thể để cái nghèo là lý do ngăn cản tương lai của con. Dù phải đánh đổi tất cả mẹ cũng phải cho con đi học".

Câu chuyện thấm đẫm nước mắt của cậu học trò nghèo từ ngôi nhà dột đến tấm HCV Toán quốc tế: “Tôi muốn dùng cả cuộc đời để cảm ơn một người” - Ảnh 1.

Cậu học trò An Kim Bằng ngày ấy và bây giờ

Mẹ tin con là đứa trẻ kiên cường nhất

Cuối cùng, mẹ đã chở tôi trở lại trường học, khoản nợ của gia đình ngày càng lớn. Tuy nhiên, mẹ vẫn động viên để tôi yên tâm học tập.

Để tôi khỏi đói, mẹ hàng tháng đi bộ hơn 10 cây số để mang 10 ký mì đến trường. Tôi là học sinh duy nhất của trường thậm chí không thể mua được suất cơm rẻ nhất trong căng tin nhưng tôi chưa bao giờ mặc cảm. Vì mẹ còn vất vả hơn tôi gấp trăm nghìn lần nhưng vẫn lạc quan, tôi không có lý do gì để ca thán cả.

Khi tôi mới bước vào trường bị choáng ngợp trong lớp học tiếng Anh. Khi mẹ đến đưa tiền, tôi nói với mẹ về nỗi lo không theo kịp, không ngờ mẹ trả lời: "Mẹ chỉ biết con là người chịu thương chịu khó nhất. Mẹ không thích con vội đầu hàng như vậy, vì một khi con chịu khó thì mọi thứ đều không khó!".

Ghi nhớ lời mẹ dặn, từ đó tôi nỗ lực hết mình kết quả điểm tiếng Anh cuối kỳ của tôi đã lọt vào tốp 3 của lớp. Vào đầu năm 1995, tôi đăng ký vào lớp dự bị Olympic, lấy vật lý và toán học làm môn tự chọn. Một năm sau, lần đầu tiên tôi tham gia cuộc thi kiến ​​thức Olympic quốc gia và đạt giải nhất môn vật lý, giải nhì môn toán và đại diện cho trường tham gia Olympic vật lý toàn quốc tại Hàng Châu.

Con trai của mẹ đã thành công

Tháng 1/1997, tôi đạt giải nhất Olympic Toán toàn quốc với số điểm tuyệt đối, được chọn vào đội tuyển tập huấn quốc gia và đứng thứ nhất trong tổng điểm 10 bài thi trong thời gian 1 tháng rèn luyện.

Để chuẩn bị cho kỳ thi Olympic hai môn này, tôi đã không gặp mẹ hơn nửa năm. Khi tôi trở về Thiên Tân để chuẩn bị cho Olympic Toán học quốc tế ở Argentina, tôi nhận được 200 nhân dân tệ và một bức thư từ mẹ nhờ các bạn cùng lớp gửi lên: "Mẹ tự hào về con, hãy khiêm tốn và giành vinh quang nhé".

Ngày 27/7, kỳ thi chính thức bắt đầu. Từ 8 giờ 30 sáng đến 2 giờ chiều, chúng tôi phải làm 5 tiếng rưỡi đề kiểm tra. Vào lễ tổng kết ngày hôm sau, kết quả sẽ được công bố, tôi đã giành được huy chương vàng. Tôi bật khóc vì hạnh phúc, trong lòng thầm reo lên: "Mẹ ơi, con trai mẹ đã thành công rồi!".

Câu chuyện thấm đẫm nước mắt của cậu học trò nghèo từ ngôi nhà dột đến tấm HCV Toán quốc tế: “Tôi muốn dùng cả cuộc đời để cảm ơn một người” - Ảnh 2.

Mẹ là người thầy vĩ đại nhất của con

Thông tin về việc một số học sinh khác và tôi giành được huy chương vàng và bạc trong kỳ thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 38 đã được Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát đi vào đêm hôm đó.

Vào ngày 1 tháng 8, khi chúng tôi trở về trong danh dự, Hiệp hội Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và Hội Toán học Trung Quốc đã tổ chức một buổi lễ chào đón trọng thể cho chúng tôi tại phòng họp của Sân bay Thủ đô. Lúc này, tôi muốn về nhà, gặp mẹ càng sớm càng tốt và chính tay mình trao chiếc huy chương vàng cho mẹ...

10 giờ tối, cuối cùng tôi trở về cánh cửa ngôi nhà mơ ước của mình. Mẹ ôm chặt tôi vào lòng, mừng rỡ khóc!

Tôi muốn dùng cả cuộc đời của mình để cảm ơn một người, và đó là người mẹ đã nuôi dưỡng tôi. Mẹ là một phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những nguyên tắc sống của mẹ là bài học cho tôi suốt đời.

Mẹ thường nói với tôi: "Mẹ không biết nhiều chữ nhưng mẹ hy vọng con có thể được học tại trường đại học Thiên Tân, Bắc Kinh!". Nếu nghèo là trường đại học tốt nhất, thì tôi sẽ nói, người mẹ nông dân của tôi là người cố vấn tốt nhất trong cuộc đời tôi...

Hiện tại, An Kim Bằng đã là giáo sư tại Khoa Toán của Đại học Bắc Kinh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại