Cắt giảm phát thải CO2 có thể ngăn 153 triệu cái chết do ô nhiễm không khí mỗi năm

Tiến Thanh |

Nghiên cứu mới khẳng định, tỷ lệ tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn cầu có thể giảm mạnh nếu chính phủ các nước đồng ý cắt giảm triệt để khí thải CO2 vào cuối thế kỷ này.

Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Climate Change, chính phủ các nước cần nhanh chóng hành động để kiềm chế phát thải khí CO2. Chỉ có như vậy mới ngăn được tình trạng tử vong do ô nhiễm không khí gây ra.

Nếu có biện pháp kịp thời, thế giới có thể tránh được cái chết cho khoảng 153 triệu người do ô nhiễm không khí, thậm chí cứu sống hàng triệu người trong thế kỷ này.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu tham vọng này, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ các nước cần giảm phát thải khoảng 180 gigaton khí CO2 trước khi thế kỷ 21 kết thúc.

Nghiên cứu trên là kết quả hợp tác giữa ĐH. Duke, ĐH. Columbia và và Viện nghiên cứu vũ trụ Goddard, NASA.

Giảm phát thải khí nhà kính sẽ giúp cứu được hơn 1 triệu sinh mạng ở Châu Á và Châu Phi

Theo Interesting Engineering, công trình nghiên cứu có tính đến những kết quả đạt được nếu chúng ta kịp thời ngăn chặn ô nhiễm không khí.

Đánh giá tại hơn 154 khu đô thị lớn nhất thế giới, các nhà khoa học nhận thấy, giảm phát thải CO2 có thể cứu khoảng 4,4 triệu người dân tại Kolkata và khoảng 4 triệu dân New Delhi, Ấn Độ. Tại 13 thành phố ở Châu Á và Châu Phi khác, số người được cứu cũng lên tới 1 triệu người.

Ở những đô thị lớn và có mức sống cao hơn như New York, Los Angeles, Moscow, Sao Paulo, TP. Mexico và Puebla, Mexico, sẽ có khoảng khoảng 120 ngàn đến 320 ngàn người được cứu sống mỗi thành phố.

Cũng theo nghiên cứu này, giảm lượng phát thải CO2 còn giúp ngăn hơn 100 ngàn ca tử vong do ô nhiễm không khí tại 80 thành phố trên thế giới.

Cắt giảm phát thải CO2 có thể ngăn 153 triệu cái chết do ô nhiễm không khí mỗi năm - Ảnh 1.

Drew Shindell, đồng tác giả nghiên cứu kiêm giáo sư khoa học trái đất tại ĐH. Duke chia sẻ: "Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và công chúng nắm bắt được những lợi ích từ việc cắt giảm khí thải CO2 trong tương lai gần".

Hiện tại có 3 kịch bản phát thải đang được các nhà khoa học tập trung phân tích:

Đầu tiên là nỗ lực cắt giảm lượng phát thải càng nhanh càng tốt, nhằm giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu không quá 2 độ C trước khi thế kỷ 21 kết thúc.

Kịch bản thứ hai cho phép giảm phát thải CO2 ở mức vừa phải nhưng vẫn đảm bảo giữ nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng không quá 2 độ C vào năm 2100.

Kịch bản thứ ba là lượng khí thải được giảm nhanh hơn cả kịch bản thứ nhất để giữ mốc cảnh báo dưới 1,5 độ C.

Hiệp định Khí hậu Paris hồi năm 2015 đã kêu gọi Chính phủ các nước cần hạn chế hiện tượng nóng lên toàn cầu không quá 2 độ C so với thời tiền công nghiệp và ngưỡng tránh vượt qua là 1,5 độ C.

Tuy nhiên, cam kết là vậy nhưng để thực hiện và duy trì hiệp định, tất cả các quốc gia trên thế giới phải chung sức, đồng lòng. Có như vậy, hiệu ứng giảm phát thải CO2 mới có tác dụng triệt để trên quy mô toàn cầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại