Ngay khi được giới thiệu trong buổi họp báo thường niên của Nga năm 2018, giới chuyên gia quân sự quốc tế đặt nghi vấn tổ hợp tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzhal có phải là một biến thế của Iskander. Điều này sau đó càng rõ ràng hơn với những hình ảnh thử nghiệm thực tế của Kinzhal tại Quân khu phương Nam của Nga.
Tuy nhiên, dù có là phiên bản nâng cấp của tên lửa Iskander hay không, Kinzhal có thể coi là vũ khí tiến công chiến lược mới của Nga, mà hiện chưa có vũ khí nào có khả năng đối phó hữu hiệu với nó. Với Kinzhal, Moscow có trong tay "cây gậy quyền năng" để đáp trả chính xác như phẫu thuật đối thủ tiềm năng khi bị đe dọa.
"Cặp đôi sát thủ" Mig-31 và Kinzhal
Tại sao Kinzhal là Iskander bản hàng không
Trong lĩnh vực đặc thù như kỹ thuật quân sự, sự phát triển mang tính kế thừa rất lớn. Tất cả vũ khí mới, không ít thì nhiều đều được kế thừa những công nghệ đã được thử nghiệm và được chứng minh là hiệu quả trên các loại vũ khí đã được sử dụng.
Những tính năng mới có chăng được tích hợp để tăng cường hiệu quả tác chiến của chúng và để hoàn thiện chúng sẽ còn trải qua "thời kỳ con trẻ" nhưng tất cả các dòng vũ khí mới khác.
Tuy nhiên, với tên lửa Kinzhal điều này hoàn toàn khác biệt. Trước khi nó được Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu chính thức, không hề có bất kỳ thông tin nào liên quan tới nó xuất hiện.
Với một loại vũ khí mới với những tính năng vượt trội như: Kích thước nhỏ gọn, tầm bắn vượt trội 2.000km và khả năng bay với vận tốc siêu thanh tới Mach 10… là điều rất đáng ngạc nhiên!
Chính vì thế, có một cách giải thích đơn giản và hợp logic hơn về sự ra đời của Kinzhal chính là việc nó là một biến thể nâng cấp của một vũ khí tên lửa hiện có của Quân đội Nga. Từ hình dáng, kích thước và nhiều đặc điểm khí động học khác, có thể thấy Kinzhal mang nhiều đặc điểm giống tên lửa Iskander tới trên 80%.
Với một cường quốc quân sự như Nga, việc hoán cải và nâng cấp sâu Iskander thành một loại vũ khí hoàn toàn mới như Kinzhal là hoàn toàn khả thi.
Bản thân Iskander đã là một loại tên lửa có quỹ đạo bay rất linh hoạt, khó bị đánh chặn; có cơ chế dẫn đường hỗn hợp chính xác cao (trên bản Iskander-M sai số trượt mục tiêu chỉ khoảng vài m); tốc độ bay Mach 5.9; độ ổn định cao…
"Cặp đôi sát thủ" Mig-31 và Kinzhal
Giới hạn duy nhất của Iskander là tầm bắn giới hạn ở 500km. Tuy nhiên, đây chỉ là giới hạn tuân thủ theo thỏa thuận về phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung (IBM) với Mỹ và hạn chế của biến thể tên lửa phóng từ mặt đất.
Về nguyên tắc, Iskander hoàn toàn có thể tăng tầm bắn lên gấp nhiều lần hiện tại để "lột xác" thành Kinzhal. Điều này có thể giải thích bằng các nguyên lý đơn giản:
Khi được tích hợp lên máy bay chiến đấu siêu thanh, biến thể nâng cấp Iskander đã "tiết kiệm" được năng lượng sử dụng để chiến thắng trọng lực và sử dụng chúng để tăng tầm bắn. Tiếp đó, giới hạn về vận tốc bay siêu thanh cũng được nới rộng nhờ việc đạn tên lửa hoạt động ở độ cao cực lớn (27km) với điều kiện không khí loãng hơn so với mặt đất.
Điều này giúp, đạn tên lửa chịu ít ảnh hưởng về ma sát bề mặt tạo nhiệt làm biến dạng đạn tên lửa (yếu tố này ảnh hưởng rất lớn tới tốc độ bay của phương tiện siêu thanh).
Được giới thiệu là tên lửa siêu thanh diệt hạm, với công nghệ dẫn đường hỗn hợp hiện có trên Iskander, Nga hoàn toàn có khả năng cấp chúng với khả năng dẫn đường chủ động dựa trên kinh nghiệm đã sử dụng trên các loại tên lửa diệt hạm siêu thanh trước đây.
Một số nguồn tin cho biết, Kinzhal sử dụng động cơ phản lực dòng thẳng để có được tầm hoạt động lớn. Tuy nhiên, những hình ảnh thực tế của đạn tên lửa cho thấy nó hoàn toàn không có cửa tiễn khí cung cấp cho động cơ và nhiều khả năng tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn áp dụng công nghệ tăng áp kiểu mới của Nga.
Các yếu tố trên giúp giải thích việc Kinzhal với những thông số vượt trội hoàn toàn có khả năng là biến thể nâng cấp sâu của tên lửa Iskander. Nga cũng hoàn toàn có lý do để nâng cấp Iskander thành Kinzhal vì đây là hướng phát triển tiết kiệm chi phí nhất, hiệu quả cao nhất cũng như nhanh nhất…
Cánh tay nối dài cho khả năng răn đe chiến lược
Nếu Iskander được coi là vũ khí cấp chiến thuật, thì Kinzhal hoàn toàn có khả năng được chuyển thành vũ khí cấp chiến lược với những tính năng đặc biệt của nó.
Với Kinzhal, trong cuộc đua phát triển vũ khí tấn công siêu thanh, trong đó có vũ khí hàng không, Nga đã tiến trước một bước so với các siêu cường Mỹ, Trung Quốc. Kinzhal chính là tên lửa siêu thanh thế hệ mới đầu tiên trên thế giới chính thức được chấp nhận vào biên chế và đây có thể coi là vũ khí chưa có tiền lệ trên thế giới.
"Cặp đôi sát thủ" Mig-31 và Kinzhal
Một điểm đặc biệt của Kinzhal là nó không đặt trên máy bay ném bom, mà lại được trang bị trên máy bay tiêm kích hạng nặng như MiG-31. Điều này hoàn toàn có nguyên do của nó!
Với vai trò chính là nhiệm vụ diệt hạm, Kinzhal cần một phương tiện vận chuyển có khả năng cơ động cao, linh hoạt; có hệ thống radar mạnh mẽ và khung gầm đủ vững chắc để mang được đạn tên lửa nặng gần 4 tấn. Những yếu tố trên chỉ MiG-31 mới có thể đáp ứng được.
Ngoài ra, với vai trò là vũ khí tấn công chiến lược, Kinzhal hoàn toàn có thể mang đầu đạn hạt nhân. MiG-31 có thể giúp nối tầm bắn của dòng tên lửa siêu thanh thế hệ mới này lên gấp đôi và đưa toàn bộ châu Âu và Trung Đông đều nằm trong bắn.
"Cặp đôi sát thủ" MiG-31 và Kinzhal với khả năng xuyên thủng mọi lá chắn tên lửa hiện có trên thế giới sẽ đóng vai trò như đòn tiến công nhanh, răn đe chiến lược của Nga với mọi đối thủ tiềm năng.
Nó đã thực sự biến việc việc triển khai các thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu trở nên vô nghĩa. Phải chăng Kinzhal chính là vũ khí tiến công phủ đầu của Nga hay đáp tức thì các mối đe dọa của Moscow!
Cùng với đó, sự xuất hiện của Kinzhal cũng buộc các đối thủ tiềm năng mới Nga, đặc biệt là Mỹ và phương Tây lại phải hao tiền, tốn của tìm kiếm phương án đối trọng.
Cuộc đua "mâu-thuẫn" trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh đã bắt đầu và sẽ không sớm chấm dứt. Tuy nhiên, có thể chắc chắn Nga đang người chiếm thế thượng phong với "cặp đôi sát thủ" Mig-31 và Kinzhal…
Khám phá sức mạnh tổ hợp tên lửa Kinzhal mới của Nga