Cặp đôi mới U50 đã vội về hưu, quyết không sinh con, mang 10 tỷ đầu tư sinh lời để hưởng an nhàn đến cuối đời

Thùy Anh |

Nghỉ hưu sớm không hề khó, miễn là bạn làm được điều này.

Cặp vợ chồng ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã quyết định nghỉ hưu sau khi tiết kiệm được 3 triệu NDT (tương đương 10,1 tỷ đồng). Cô Trần năm nay bà 33 tuổi, chồng cô đã ngoài 40, cả hai đều thất nghiệp từ năm 2022. Cô cho biết, ở độ tuổi này khó tìm việc nên cả hai quyết định về hưu sớm.

An nhàn sống dù không đi làm, tại sao không?

Chồng cô Trần từng làm trong lĩnh vực bất động sản. Số tiền tiết kiệm 3 triệu NDT phần lớn là từ nguồn thu nhập của anh. Với số tiền này, cặp đôi quyết định gửi tiết kiệm. Ngoài ra, họ còn dành một phần trong đó để đi đầu tư. Ước tính, mỗi tháng hai vợ chồng sẽ có 10.000 NDT (khoảng 33,8 triệu đồng) để chi trả cho cuộc sống hàng ngày.

Họ thấy rằng thu nhập thụ động có thể trang trải các chi phí cơ bản hàng ngày, vậy tại sao không tận hưởng sự tự do? Vào tháng 2/2023, họ quyết định nghỉ hưu!

Cô Trần tiết lộ với các phóng viên rằng họ không có kế hoạch sinh con và hiện muốn tận hưởng cuộc sống thoải mái của hai người. Đặc biệt, gia đình hai bên đều ủng hộ quyết định của họ vì đã cả hai quá tuổi nuôi con. Cha mẹ của cô mong muốn các con của mình được làm những điều khiến bản thân hạnh phúc.

Có người đặt câu hỏi: 3 triệu dù chưa có con cũng không đủ! Cặp đôi trả lời hiện họ đã có xe, có nhà và không mắc nợ. Về cơ bản, gia đình họ không có áp lực gì trong cuộc sống.

Cô Trần cho biết, lợi ích của việc nghỉ hưu sớm là cô không phải giao tiếp với đồng nghiệp, thoải mái từ chối giao tiếp xã hội mà không phải ăn năn. Để thích ứng với cuộc sống mới, cô chi tiêu ít hơn cho quần áo, giày dép, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da.

Cặp đôi mới U50 đã vội về hưu, quyết không sinh con, mang 10 tỷ đầu tư sinh lời để hưởng an nhàn đến cuối đời - Ảnh 1.

Hình minh họa. Ảnh: BusinessToday

Sau khi nghỉ việc, cô và chồng có nhiều thời gian hơn để chăm sóc cơ thể của mình. Họ nói không với đồ ăn mang đi, thay vào đó tự mình ăn uống lành mạnh! Ở Thượng Hải, 10.000 NDT một tháng cho hai người và hai con mèo là quá đủ!

Sau khi cả hai quyết định nghỉ hưu, sức khỏe tinh thần được cải thiện rõ rệt. Họ không còn bị đồng hồ báo thức đánh thức vào buổi sáng và không còn phải nhìn vào điện thoại di động vào ban đêm vì sợ bỏ lỡ tin nhắn của sếp và khách hàng. Cặp đôi được ngủ thoải mái cho đến sáng và có quyền tự do làm chủ thời gian của mình.

Cô Trần cho biết: “Có thể bạn không giàu có về vật chất nhưng bạn sẽ hạnh phúc hơn nếu giàu có về tinh thần”.

Nhiều người quan ngại cho cuộc sống của vợ chồng cô Trần. Quyết định của cặp đôi khiến nhiều người ghen tị nhưng cũng không ít người khác lại lo lắng cho họ.

Công thức để nghỉ hưu sớm

Năm 1994, học giả William P. Bengen của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã đề xuất "quy tắc 4%". Sau khi ông nghiên cứu và phân tích dữ liệu thị trường trong suốt 75 năm, William đã nhận ra rằng, trong chu kỳ 30 năm, thì 90% nhà đầu tư có thể bảo toàn được khoản tiền đầu tư của mình khi mỗi năm rút ra 4% số tiền ấy, với mức lạm phát trung bình là 3%.

Điều đó tức là, mỗi năm bạn chỉ rút tối đa 4% số tiền mình có để chi tiêu. Quy tắc này dựa theo điều kiện là toàn bộ số tiền của bạn được đầu tư với lãi suất trên 4%/năm (sau lạm phát). Vì đầu tư thì sẽ có dao động, nhất là khi có khủng hoảng tài chính.

Cặp đôi mới U50 đã vội về hưu, quyết không sinh con, mang 10 tỷ đầu tư sinh lời để hưởng an nhàn đến cuối đời - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Sina

Theo các chuyên gia, số tiền tích lũy được nên được mang đi đầu tư. Bởi ở mọi thời điểm, đầu tư luôn là giải pháp tốt để đảm bảo dòng tiền không bị mất giá. Nên thay vì giữ tiền ở vị trí tĩnh trong ngân hàng, an toàn với lãi suất thấp rồi mỗi năm rút ra 4% để sử dụng thì bạn hãy mạnh dạn cầm số tiền đó đi đầu tư. Bởi việc sinh lời tốt, sẽ hạn chế được những rủi ro có thể phát sinh nằm trong điểm yếu của quy tắc 4%/năm.

Nhưng bạn phải biết rằng đầu tư mang tới tỷ suất lợi nhuận lớn thì độ rủi ro sẽ càng cao. Nên việc lựa chọn nơi đầu tư cũng là bài toán khó. Nếu chọn lĩnh vực có độ rủi ro cao thì cần thật sự tỉnh táo còn ở những lĩnh vực an toàn, rủi ro ít hơn thì bạn có thể thay đổi sau mỗi 5 năm. Khoảng thời gian này được định nghĩa là vừa đủ để nhìn lại kế hoạch tài chính của cuộc sống cũng như những vấn đề sức khỏe, biến động của thị trường. Lúc đó bạn mới cần thay đổi kế hoạch mới cho phù hợp nhất.

Nguồn: The Papper

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại