Cảnh giác sức mạnh radar sát sườn: Nga tính hành động "không khoan nhượng"

An Bình |

Trạm radar Globus-III đang kéo theo nhiều lo ngại từ Nga.

Nga tuyên bố sẽ có hành động chống lại một trạm radar được xây dựng cách biên giới Na Uy không xa, cho rằng địa điểm này sẽ đóng vai trò là một phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Hoa Kỳ, theo Newsweek.

Trạm radar này, được gọi là Globus-III, đã được Mỹ và Na Uy cùng thành lập gần làng chài Na Uy nhỏ Vardo, ở khoảng cách khoảng 40 dặm với bán đảo Kola của Nga, nơi có một loạt các căn cứ hải quân Bắc Cực cùng các tàu ngầm hạt nhân phục vụ Hạm đội chiến lược phương Bắc.

Radar mới này sẽ thay thế Globus-II hiện tại, và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm thứ Năm rằng sẽ "truyền thông tin mà họ nhận được tới Hoa Kỳ."

Bà Zakharova tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng các quan chức Na Uy đã không hợp tác khi được hỏi về việc lắp đặt và chỉ đơn giản nói rằng radar này "không phải là hướng vào Nga".

Chú ý đến vị trí gần sát với đất nước của mình, bà cho rằng "có mọi lý do để tin rằng radar này sẽ giám sát chính xác lãnh thổ của Liên bang Nga và sẽ trở thành một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ."

"Rõ ràng, việc triển khai radar của Mỹ trong khu vực này không hoàn toàn là vấn đề của Na Uy. Nó liên quan đến bối cảnh chung là duy trì sự ổn định và tính đoán định được ở phía Bắc", bà nói thêm, đề cập đến lập trường cứng rắn của Washington đối với các hoạt động của Moscow ở Vòng Bắc Cực.

"Dường như với tôi có điều rõ ràng rằng những sự chuẩn bị về mặt quân sự gần biên giới, có thể là Nga hoặc một quốc gia khác, không thể bị bỏ qua. Chúng tôi cho rằng chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp đáp trả để đảm bảo an ninh của chính mình."

Lịch sử phức tạp của radar biên giới

Dự án Globus giữa Washington và Oslo có thể đã bắt nguồn từ những năm 1950, khi Na Uy thân cận với NATO đã chứng minh là một mặt trận chiến lược trong cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Hệ thống Globus chính thức được sử dụng để "tiến hành giám sát, theo dõi và phân loại các vật thể không gian, thực hiện giám sát trong khu vực lợi ích quốc gia của chúng tôi và thu thập dữ liệu cho nghiên cứu và phát triển quốc gia", theo quân đội Na Uy.

"Hệ thống Globus chưa bao giờ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và bất kỳ quốc gia nào khác. Nó không được kết nối, cũng như không chuyển thông tin theo thời gian thực tới Mỹ hoặc bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào của quốc gia khác.

Nỗ lực hiện đại hóa sẽ không thay đổi điều này ", các lực lượng vũ trang của Na Uy cho biết. Nhưng theo Newsweek, lịch sử phức tạp của địa điểm này đã vẽ nên một bức tranh rắc rối hơn.

Globus-II, ban đầu được gọi là AN / FPS-129 HAVE STARE, được chế tạo bởi nhà thầu quốc phòng hàng đầu của Hoa Kỳ Raytheon và ban đầu được đặt tại Căn cứ Không quân Vandenberg ở California, nơi Lầu Năm Góc thường xuyên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Một tài liệu của Raytheon từ năm 1999, năm Globus-II đến Na Uy, cho biết hệ thống này "ban đầu được thiết kế để thu thập dữ liệu tình báo chống lại tên lửa đạn đạo, với nhiệm vụ thứ cấp là theo dõi khí động học và vệ tinh".

Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử năm sau đó đã công bố thông tin về địa điểm này và mối quan hệ của nó với việc phòng thủ tên lửa. Trong khi nhiệm vụ công của Globus-II tập trung vào không gian, NASA đã phủ nhận mọi dữ liệu về dự án. Ba tháng sau, Tạp chí Phố Wall đề cập đến việc Globus-II thực sự đã hướng về phía Nga.

Gần 16 năm sau, đài truyền hình NRK chính thức của Na Uy lần đầu tiên đưa tin rằng một radar thứ hai sẽ được bổ sung tại Vardø bất chấp những tranh cãi đang diễn ra liên quan đến hệ thống đầu tiên.

Việc xây dựng đã được dự kiến sẽ diễn ra từ năm 2017-2020 và vào tháng 3, NRK đã quan sát thấy các chuyến hàng hạng nặng đặc biệt từ Hoa Kỳ đến cảng Vardø, cho biết rằng các công nhân đã phản đối việc chụp ảnh và chính quyền địa phương từ chối cung cấp thêm thông tin.

Nga – phương Tây giữa leo thang

Trong khi Nga chưa xác định loại hành động nào họ dự định thực hiện để đáp trả việc lắp đặt Globus-III, các quan chức quân sự hàng đầu của Moscow đã cân nhắc về vấn đề này.

Trong phiên họp cấp bộ trưởng tháng 12 năm ngoái, có sự tham dự của Tổng thống Vladimir Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu đã liệt kê việc xây dựng Globus-III là một trong những cách mà "Hoa Kỳ và NATO đang tăng cường năng lực quân sự của họ."

Chỉ hai tháng trước đó, Na Uy là địa điểm của Trident Joped, cuộc tập trận lớn nhất của NATO trong hai thập kỷ, trong bối cảnh khối này căng thẳng với Nga. Sau đó, Oslo tuyên bố rằng Moscow gây nhiễu tín hiệu GPS của các quốc gia tham gia cuộc tập trận, điều mà các quan chức Nga hoàn toàn bác bỏ.

Khu vực Bắc Cực, nói chung, cũng đã trở thành một ván cờ ngày càng gây tranh cãi cho mối quan hệ phức tạp giữa phương Tây và Nga.

Moscow đã đi tiên phong trong công nghệ tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân, thúc đẩy việc mở các tuyến thương mại mới.

Hoa Kỳ và Nga cũng đã đẩy mạnh các hoạt động quân sự trong khu vực chiến lược này và cả hai bên kêu gọi có nhiều bước đi hơn nữa.

Tuy nhiên, tại một cuộc họp cấp bộ trưởng của các quốc gia Bắc Cực ở Phần Lan hồi đầu tháng này, hai quốc gia này đã cho thấy cách tiếp cận khác nhau của họ.

Ngoại trưởng Nga Vladimir Lavrov đã cùng các bộ trưởng khác thảo luận về cách giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo đã bỏ qua cụm từ "biến đổi khí hậu" trong bài phát biểu của mình, thay vào đó là thảo luận về lợi ích tiềm tàng của việc làm tan băng biển.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại