Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những "quả bom" nổ chậm

J |

Những bốt điện nhìn có vẻ hiền lành, nhưng không hề nhân từ chút nào. Một khi phát nổ, chúng sẽ biến thành những quả bom với sức tàn phá cực kỳ lớn.

Trên các con đường tại một số thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, không quá khó để bắt gặp cảnh tượng người dân dạo chơi bên... bốt điện.

Cứ như một người bạn tâm giao, một tài sản của nhà mình, nhiều người xem bốt điện là chỗ nghỉ chân, là điểm tập kết hàng hóa, thậm chí còn là nơi... phơi rau dưa.

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 1.

Một người phụ nữ bán cá ngay bên bốt điện. Phía trên bốt là nơi tập kết đồ đạc, hàng hóa của cô. (Ảnh: Báo giao thông)

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 2.

Bốt điện được tận dụng thành nơi phơi rau dưa (Ảnh: Báo giao thông)

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu như cũng chính cái bốt điện này không gây ra những thảm họa tang thương. Ví dụ như mới đây, ngay tại Hà Nội, một bốt điện đã phát nổ khiến ít nhất 3 người bị thương nặng. Đáng chú ý, trong số các nạn nhân là 2 vợ chồng bán nước ngay bên cạnh đó.

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 3.

Hiện trường vụ cháy chiều ngày 17/11/2016

Có điều, những cái bốt điện đó thực chất là gì, tại sao nó lại cháy? Và nếu nó nguy hiểm thì mục đích tồn tại của nó cụ thể thế nào?

Những bốt điện đầu phố của chúng ta chính xác là gì?

Bốt điện thực chất chỉ là cái tên do người dân tự đặt thôi. Tên gọi chính xác của những cái tủ điện chúng ta vẫn thấy là "trạm biến áp".

Bạn biết đấy, điện không tự nhiên sinh ra cho chúng ta sử dụng, mà cần chuyển về từ các máy phát điện, thông qua các đường dây. Tuy nhiên, bất kỳ vật liệu nào cũng có điện trở, dây điện cũng vậy. Quãng đường truyền tải điện lên tới hàng ngàn km, dẫn đến chuyện điện năng chuyển thành nhiệt năng, gây lãng phí công suất cực kỳ lớn.

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 4.

Lúc này, có 2 phương pháp để giảm lãng phí công suất. Một là tăng tiết diện dây dẫn, nhưng cách này sẽ khiến chi phí đội lên quá cao.

Cách còn lại, là tăng điện áp của dòng điện truyền đi. Lúc đó, công suất truyền đi có thể lên tới hàng trăm kilovon (kv), nhưng với điện áp khoảng 2000V, cường độ dòng điện có khi chỉ 1A, giảm lượng công suất lãng phí đi cực kỳ đáng kể.

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 5.

Máy tăng áp

Nhưng điện áp hộ gia đình chỉ là 220V, nếu cắm đồ điện trực tiếp vào dòng điện trên thì... đồ gì cũng tan tành thôi. Đó chính là lý do các trạm biến áp ra đời - với vai trò giảm áp, phân phát điện "dùng được" đến từng hộ gia đình.

Tại sao trạm biến áp có thể phát nổ như bom?

Về tính an toàn, các trạm biến áp đều được trang bị hệ thống ngắt khi quá tải điện, với thời gian cực kỳ ngắn, chỉ 60 mili giây.

Tuy nhiên, đôi lúc quãng thời gian này là quá chậm. Dòng điện đôi lúc có thể tăng đột ngột vì một số lý do, như đoản mạch, chập mạch (có thể do ngấm nước, bị ẩm, hoặc do tác động từ sinh vật như chuột, bọ....). Cái sự tăng này đôi lúc chỉ diễn ra trong vài mili giây thôi và lúc này, thảm họa sẽ xảy ra.

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 6.

Một vụ nổ long trời lở đất do máy biến áp gặp sự cố tại Mỹ

Bên trong các máy biến áp thường có chứa dầu mỏ (dành cho những ai chưa biết, dầu mỏ có tính cách điện), dùng để làm mát mạch điện. Nhưng với dòng điện tăng đột ngột, mạch điện giống như bị "rán" cháy, chảy ra, hình thành các tia lửa điện, và khiến dầu bắt lửa.

Trong một trạm biến áp tiêu chuẩn thường phải có vài gallon dầu - tương đương với khoảng hơn 10l. Với một không gian khép kín, chừng đó dầu có thể gây ra một vụ nổ ngang ngửa một quả bom cỡ nhỏ.

Bài học rút ra?

Như đã nêu, việc dòng điện đột ngột tăng ở các trạm biến áp có thể nói là không lường trước được. Ví dụ như những ngày mưa ngập nước, khu vực xung quanh trạm biến áp có thể nói là cực kỳ nguy hiểm. Thậm chí đôi lúc, trạm có thể hỏng do sự phá hoại của con người - cắt dây đi bán chẳng hạn.

Chẳng phải tự nhiên mà các công ti điện lực sơn hình đầu lâu xương chéo màu đen lên các trạm biến áp. Đó là dấu hiệu dành cho những thứ CỰC KỲ NGUY HIỂM.

Cẩn trọng với hiểm họa từ bốt điện - những quả bom nổ chậm - Ảnh 7.

Do vậy thiết nghĩ, người dân cần có một cái nhìn đúng hơn về những thứ được cảnh báo, không phải bình thường nó như vậy mà an toàn đâu. Đừng để rơi vào tình cảnh "chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" nữa.

Nguồn: Boing, Điện lực Việt Nam

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại