Cầm vô-lăng thế nào để lái xe an toàn nhất?

Tùng Linh |

Khi học lái xe, ai cũng từng được hướng dẫn về vị trí cầm vô-lăng đúng. Nhưng sau thời gian dài lái xe, nhiều người chuyển sang cầm lái theo thói quen của mình.

Trên thực tế trong quá trình tham gia giao thông bằng ô tô, nếu lái xe cầm vô- lăng sai cách, không chỉ lái xe sẽ bị mỏi mà khi gặp tình huống bất ngờ sẽ bị giới hạn khả năng xử lý. Bên cạnh đó nếu xảy ra tai nạn, tay của lái xe có thể dễ bị chấn thương hơn.

Do vậy cầm vô-lăng đúng cách cũng là việc cần làm để đảm bảo cho an toàn cho lái xe và hành khách.

Luật giao thông đường bộ không quy định về việc cầm lái như thế nào. Trong nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt chỉ quy định xử phạt với hành vi điều khiển vô-lăng bằng chân.

Như vậy việc cầm vô-lăng thế nào cho đúng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các giáo viên hướng dẫn.

Cầm vô-lăng ở vị trí nào là đúng nhất

Hướng dẫn lái xe các giáo viên và một số tài liệu hướng dẫn quốc tế có những điểm chung.

Bước đầu tiên là chọn được vị trí ngồi lái phù hợp nhất. Ghế lái hiện nay của các xe ô tô đều có thể chỉnh ít nhất 6 hướng. Như vậy người lái cần chỉnh cả chiều cao ghế, độ ngả lưng, độ xa giữa ghế và vô-lăng, vị trí tựa đầu phù hợp, chỉnh độ phản xạ của gương hậu.

Vị trí lái tốt nhất là vị trí mà tay người lái được thả lỏng nhất khi cầm vào vô lăng. Vị trí cao nhất trên vô-lăng không được cao hơn vai người lái. Ngoài ra ở vị trí ghế lái, người lái có thể quan sát tốt nhất xung quanh, gồm cả góc phản xạ của gương hậu, nhìn được tối đa đầu xe.

Tiếp theo đó là đặt tay lên vô-lăng đúng chỗ. Có 2 vị trí phổ biến trên thế giới là hướng tay 10 giờ - 2 giờ và hướng 9 giờ - 3 giờ. Nếu coi vô-lăng là một mặt đồng hồ thì tay trái và tay phải sẽ được đặt ở vị trí thời gian như trên.

Trước đây vị trí 10 giờ - 2 giờ cho tay trái và tay phải thường được nhắc đến. Tuy nhiên kể từ khi các mẫu ô tô tích hợp túi khí cho lái xe, đây trở thành vị trí để tay nguy hiểm. Khi túi khí nổ do va chạm, tay người lái nếu để ở vị trí 10 giờ - 2 giờ sẽ có xu hướng bị hất bằng lực rất mạnh ra phía người lái. Cánh tay có thể văng vào mặt, hoặc tệ hơn là có thể bị gãy do lực đẩy của túi khí.

Cầm vô-lăng thế nào để lái xe an toàn nhất? - Ảnh 1.

Vị trí cầm vô lăng 9 giờ - 3 giờ.

Vị trí 9 giờ - 3 đã trở thành lựa chọn an toàn hơn. Do túi khí khi bật ra có ít cơ hội chạm vào cánh tay người lái hơn các vị trí khác. Bên cạnh đó do thiết kế của các vô-lăng hiện đại, nếu tay lái ở vị trí 9 giờ và 3 giờ, ngón tay cái của lái xe có thể dễ dàng tiếp cận các phím chức năng trên vô-lăng. Ngoài ra khi cần dùng một tay để đẩy, một tay để kéo khi đánh lái, lực cần dùng ở vị trí này sẽ là ít nhất.

Những vị trí cầm vô-lăng sai

Cầm vô-lăng thế nào để lái xe an toàn nhất? - Ảnh 3.

Cách cầm vô-lăng bằng một tay ở góc này được coi là không an toàn.


Có thể kể ra một số vị trí mà các lái xe hay để tay trên vô-lăng sau một thời gian dài cầm lái. Một số người có thói quen để tay ở đỉnh hoặc đáy vô-lăng. Nhưng người này thường sẽ điều khiển vô-lăng bằng một tay do nếu sử dụng hai tay sẽ gặp tình trạng vướng góc đánh lái. Đây là điều không nên vì sẽ khiến phản xạ của người lái trước các tình huống giao thông trở nên chậm hơn.

Một số người có hình thể nhỏ thường ngồi sát vào vô-lăng khi lái xe. Đây cũng là điều không nên do góc đánh lái và nguy cơ chấn thương nặng hơn khi có va chạm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại