Những người bước vào độ tuổi trung niên luôn bị ám ảnh với sự nghèo khó và túng quẫn. Một mặt muốn mua được nhà, mặt khác là khủng hoảng thất nghiệp, huống chi là đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, người trung niên luôn có thể trở thành người giàu nhất hoặc người nghèo nhất.
Gần đây, trên Weibo xuất hiện một thông tin cực kỳ nóng hổi, cư dân mạng nặc danh đưa tin, một giám đốc điều hành của công ty truyền thông nổi tiếng đã từ chức sau khi khởi nghiệp thất bại ở tuổi 40.
Công việc khởi nghiệp đã khiến anh thua lỗ hàng chục triệu đô la Mỹ, anh đã bán nhà và xe hơi để trả nợ. Vì công việc không ổn định nên thẻ tín dụng và khoản vay trực tuyến đều không thể trả được. Anh cũng đã huy động tiền bạc từ những người xung quanh, hy vọng sẽ trả lại số tiền nợ trong vòng 3 năm.
Anh có con học mẫu giáo, có vợ ở nhà làm nội trợ, gánh nặng gia đình đã khiến người đàn ông tuổi như anh khó thở. Anh nói: “Tôi chưa bao giờ trải qua một cuộc khủng hoảng trung niên đau đớn như bây giờ, vì vậy tôi đã phải tìm kiếm sự giúp đỡ".
Nhiều người than thở rằng, cái nghèo của tuổi 40 bắt đầu từ việc vay tiền
Thực tế có rất nhiều trường hợp như vậy, xung quanh tôi có rất nhiều người ở tuổi trung niên mắc nợ. Trước đây tôi nghĩ rằng chỉ có người trẻ mới vay tiền, không ngờ những người trung niên cũng vậy. Lúc ngồi bù khú cùng đám bạn, những người trung niên thường nói đến chuyện liều mạng làm ăn, muốn tiến lên, trông chờ vào đồng lương ít ỏi là điều hoàn toàn vô ích.
Người ta nói, tuổi trẻ bồng bột, nhưng thực ra tuổi trung niên mới là độ tuổi nguy hiểm nhất của một đời người. Một bên là nơi làm việc đầy áp lực khủng hoảng, một bên là sự tham vọng không ngừng. Vì vậy, bất cứ khi nào có cơ hội, người trung niên luôn muốn nhảy vào hố lửa để tìm kiếm cơ hội làm giàu.
Nợ nần chồng chất của những người trung niên không có gì khác ngoài hai lý do: Không cam tâm và không dám nghèo
Gần đây, danh sách những người giàu có sinh sau năm 1980 được công bố, trong đó có 23% người giàu phất lên từ hai bàn tay trắng và đây là lý do ngày càng có nhiều người trung niên xung quanh vì muốn khởi nghiệp mà chấp nhận đánh đổi mọi thứ.
Nhiều người trung niên không dám tham gia buổi họp lớp, nếu không đi thì sẽ có cảm giác như bị bạn bè bỏ rơi, còn nếu đi thì cảm thấy bị thua thiệt. Kết quả chỉ có hai lựa chọn, hoặc thay đổi hiện trạng hoặc giả vờ là tầng lớp trung lưu.
Nhiều người không muốn tự lừa dối bản thân nên chọn cách chăm chỉ, nhưng tiến độ đến với con đường làm giàu rất chậm khiến nhiều mất kiên nhẫn.
Khi một người gần bước sang tuổi 40, nhìn thấy cơ hội làm giàu từ những đoạn video ngắn, anh ta không khỏi nảy sinh ý tưởng khởi nghiệp. Anh ta sử dụng số tiền tiết kiệm từ công ty quảng cáo trước đây, thế chấp nhà và xe hơi, thuê một văn phòng lớn, chuẩn bị nhiều loại thiết bị chất lượng cao, tuyển dụng một tá nhân viên và mở rộng doanh nghiệp với sự phô trương lớn.
Thật bất ngờ, khi ý tưởng này không phù hợp với thị trường hiện tại, và cuối cùng là nhận lại kết quả không như mong muốn.
Thế nhưng, đã quyết định đầu tư nhiều tiền rồi, nhiều người mang tâm lý “phóng lao thì phải theo lao", nên đến lúc mất trắng lại phải vay mượn, cứ lao về phía trước nhưng vẫn không hiệu quả. Vốn là muốn kiếm tiền thật nhanh, nhưng trong vòng chưa đầy một năm, nhiều người đã thất bại.
Một đồng nghiệp của tôi đã mua một căn nhà ở Bắc Kinh với giá là 8 triệu NDT (hơn 28,5 tỷ đồng). Cuối cùng cũng dành dụm đủ cho khoản trả trước, mới thở phào nhẹ nhõm chưa được bao lâu thì hay tin vợ mâu thuẫn với công ty rồi muốn xin nghỉ. Áp lực gia đình dồn lên vai anh, vừa nuôi 2 đứa con và một người vợ nội trợ, vừa phải gánh vác mọi thứ trong nhà, chưa kể đến anh còn phải chăm sóc thân sinh phụ mẫu hai họ.
Nhưng dù vậy, anh vẫn phải giả vờ rằng cuộc sống mình vẫn ổn. Khi ăn tối với đồng nghiệp, anh vẫn phải thể hiện như mình là một cấp trên thành đạt. Vẫn cố gắng khoác chiếc áo sang trọng tương xứng với giá trị của bản thân. Mỗi tháng, tiền này tiền kia chồng chất, nhưng anh vẫn cố và không muốn ai phát hiện mình đang giả vờ giàu có.
Trên đời này, bạn càng lớn tuổi thì không ai có thể thông cảm cho bạn vì bạn nghèo. Vì vậy, bạn phải tự giả vờ, tạo vỏ bọc giàu có cho chính mình.
Người ta nói rằng cuộc khủng hoảng tuổi trung niên là do nghèo khó. Theo tôi, điều đó có đúng có sai.
Đúng, nghèo khó khiến người ta dễ bị tổn thương. Hãy tưởng tượng rằng bạn 34 tuổi, với khoản thế chấp hàng tháng hàng trăm triệu đồng, học phí của con cái, bố mẹ đau ốm.
Lúc này, bạn đột nhiên nói rằng bạn đang thất nghiệp và mọi người sẽ sụp đổ. Nhưng tất cả đều sai lầm khi đổ lỗi cho đồng tiền. Suy cho cùng, ngoài áp lực về tinh thần, ham muốn của người trung niên cũng là điều đau đầu nhất, tưởng giàu có thì sung sướng, nhưng giàu rồi lại muốn giàu hơn, tưởng chừng như không bao giờ dứt ra được chu kỳ này.
Có một câu nói cổ của Trung Quốc: “Tuổi 40 không ngu muội". Nhưng thời nay khi bước vào độ tuổi 40 là lúc người ta hoang mang nhất. Trên thực tế, có những cách sống khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Khi tôi còn trẻ, tôi đã cố gắng hết sức mình mà không sợ hãi. Nhưng ở tuổi trung niên, có sự lựa chọn phải thực sự minh bạch.
Càng lớn lên, con người ta càng nên hiểu rằng mỗi chúng ta đều là một con người bình thường. Có những thứ, có thì tốt, không có thì cũng phải chấp nhận.