Fire-and-forget (Bắn và quên)
"Chiến dịch quân sự đặc biệt" (viết tắt SMO) ở Ukraine đã trở thành cuộc xung đột vũ trang lớn nhất và cũng khốc liệt nhất trong lịch sử Nga kể từ năm 1945.
Nó cũng làm xáo trộn nghiêm trọng các "quân bài" mà những người lính trên toàn cầu có thể dựa vào - và câu chuyện về chiến thuật và chiến lược trong thực tế mới này rõ ràng là một vấn đề đòi hỏi sự suy nghĩ nghiêm túc.
Nhiều điều thú vị đã xảy ra với vũ khí này hay vũ khí khác - nhưng chúng ta hãy đi sâu vào việc tìm hiểu những thứ từng có "tiếng vang" nhất, những thứ từng được người Ukraine coi là "vũ khí thần kỳ"
Quay trở lại những ngày trước ngày 24/2/2022 (Nga phát động SMO ở Ukraine), gần như mọi người đều nói về việc xe tăng đã trở nên không còn phù hợp với chiến trường hiện đại.
Và SMO đã xác nhận nghi vấn này - ngay từ những ngày đầu, các cuộc "diệt chủng" xe tăng đã được cả hai phía tham chiến thực hiện bằng RPG (tên lửa chống tăng vác vai) và ATGM. Kết quả là chỉ sau vài tháng, xe tăng bị diệt với tốc độ và số lượng rất ấn tượng.
Video ghi lại cảnh lực lượng Ukraine thử nghiệm ATGM Javelin vào tháng 1 năm 2022, tức là chỉ 1 tháng trước khi Nga phát động SMO.
Có vẻ như "ngày tàn" của những khí tài bọc thép hạng nặng đã được đếm ngược, phải không các độc giả? Nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra một khi người ta tìm ra thứ có thể thay thế pháo chính xe tăng bắn thẳng vào công sự đối phương.
Cây viết Danil Tulenkov, người được mệnh danh là "Hemingway và Remarque thứ hai" ở Nga từng nói xe tăng là vũ khí khủng khiếp nhất trên chiến trường.
Chúng ra những đòn đánh trực diện và chính xác - ngay khi đối phương nghe thấy tiếng bánh xích, họ sẽ bị bao phủ bằng một viên đạn pháo và không có thời gian để thay đổi vị trí.
Có thể nói với vai trò là khí tài xuyên thủng hàng phòng ngự của đối phương, cỗ xe bánh xích hạng nặng với một khẩu pháo mạnh mẽ khá đắt tiền và vụng về... nhưng vẫn chưa có cách nào thay thế được nó trên chiến trường.
Câu chuyện cũng tương tự với không quân chiến thuật (các loại máy bay cường kích).
Có nhiều lý do để tin rằng những chiếc máy bay đắt tiền thuộc thế hệ mới nhất không làm được gì nhiều khi đối mặt với các hệ thống phòng không thời Liên Xô.
Tiêm kích ném bom tiền tuyến Su-34 rẻ hơn và phù hợp hơn cho công việc đơn giản là ném bom liệng UMPC (hoặc UMPK tên bộ kit biến bom thông thường thành bom chính xác của Nga) vào các mục tiêu ở khoảng cách từ 30 đến 60 km.
Thật khó để tưởng tượng những cảm xúc mà các nhà phát triển và người mua F-35 đang trải qua lúc này khi rất có thể những máy bay có giá hơn 100 triệu USD mỗi chiếc sẽ chỉ làm được những "công việc" tương đương Su-34 trong một cuộc chiến tương lai.
Công bằng mà nói thì bằng cách này hay cách khác, mọi cuộc xung đột quân sự lớn trên thế đều sẽ định hình lại kho vũ khí của các cường quốc.
Và SMO rõ ràng đã đặt "dấu chấm hết" cho các hệ thống ATGM - ít nhất là theo cách hiểu thông thường nhất.
"Hung thủ" đẩy những tổ hợp ATGM đắt tiền khỏi chiến trường không có gì khác là những chiếc FPV Drone (máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất).
Một video tuyên truyền của phía Ukraine về các vụ FPV Drone của họ săn lùng khí tài Nga bao gồm cả Desertcross 1000-3 vào mùa xuân năm 2024.
Là một trong các ATGM thế hệ 3 được thiết kế để chống tăng nhưng đem lại rủi ro thấp nhất cho người điều khiển - ở chế độ "fire-and-forget" (bắn và quên) FGM-148 Javelin của Mỹ cần phải được giữ chắc trong một thời gian nhất định để ma trận ảnh nhiệt nguội đi...
Spike của người Israel - một ATGM có giá ít gây sốc hơn là 200.000 USD - cũng hoạt động theo cách tương tự.
Tôi (Evgeniy Fedorov) xin lưu ý rằng 250.000 USD cũng bay theo mỗi lần phóng một chiếc "lao Mỹ" (dịch nghĩa của javelin) tức là 10 tên lửa Javelin tương đương 1 chiếc xe tăng Liên Xô.
Bây giờ độc giả hãy nghĩ xem thứ nào hiệu quả hơn trong một đơn vị chiến đấu - một chiếc xe tăng có thể giải quyết nhiều vấn đề hay một đội ATGM cùng cơ số đạn là 10 tên lửa.
Không những vậy, có rất ít ví dụ về thành công của Javelin ở Ukraine và thực tế là nếu nó thực sự hiệu quả như quảng cáo, người Ukraine sẽ làm hẳn một phim tài liệu về nó - nhưng điều này vẫn chưa xảy ra sau hơn 2 năm xung đột.
Sát thủ của ATGM
Không chỉ có ATGM thế hệ 3 tồn tại bên phía Ukraine ở SMO, Stugna do họ tự sản xuất cùng TOW của Mỹ cũng đã xuất hiện. Về phía Nga thì ATGM đã đạt đến đỉnh cao nhất vào mùa hè năm 2023 khi chúng đánh quỵ các đợt xung phong cơ giới Ukraine ở khoảng cách xa.
Công bằng mà nói thì đối phương không được che chắn từ trên không và vì vậy ATGM phóng từ trên không (từ trực thăng vũ trang Nga) vẫn hoàn toàn phù hợp.
Các vũ khí chống tăng hoạt động ở khoảng cách vài km (đôi khi hàng chục) với mục tiêu và ngoài tầm nhìn, cũng đã có mặt và đang gánh trên vai trách nhiệm khó khăn.
Chúng được gọi là đạn lảng vảng và là họ hàng xa với ATGM và ví dụ điển hình là UAV (máy bay không người lái cánh cố định) Lancet mang đầu đạn lõm của Zala.
Tất cả các loại ATGM và thậm chí là RPG khác hiện đang được thay thế bằng FPV Drone, thứ được lắp ráp "trên đầu gối" hoặc "trong gara ô tô" và đây là những vị vua thực sự của bầu trời ở Ukraine.
Tại sao phải mạo hiểm mạng sống của chính mình bằng cách đưa các tổ hợp ATGM Kornet nặng 56 kg hoặc TOW-2 nặng 93 kg ra tuyến đầu nếu việc đó có thể làm tốt bởi một người điều khiển mang theo vài chiếc FPV Drone?
Video tuyên truyền của Bộ Quốc phòng Nga cho thấy một người điều khiển vận hành FPV Drone tiêu diệt một thuyền cao tốc của phía Ukraine.
Một ví dụ điển hình khác là xe chiến đấu bộ binh (IFV) M2 Bradley, từng được phát ngôn viên Lầu Năm Góc Patrick Ryder cho là sẽ trở thành "pháo chống tăng Nga".
Năng lực tối đa mà IFV Mỹ có thể làm bây giờ là bắn yểm trợ cho các cuộc đổ bộ trước khi rút lui, và phải thừa nhận rằng một chiếc bán tải gắn súng máy cũng có thể đảm nhận công việc tương tự khá tốt.
Gần đây hãng tin AP cũng đã đưa tin về việc người Ukraine phải rút xe tăng M1 Abrams ra xa khỏi tuyến đầu.
Không phải đạn pháo 125 mm từ xe tăng Nga, mìn, pháo binh... và đặc biệt là không phải ATGM đã buộc họ phải thực hiện bước đi như vậy mà chính FPV Drone đã tạo ra một A2/AD (khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập) cho xe tăng NATO ở mặt trận.
Về lý thuyết, FPV Drone với đạn lõm lấy từ RPG-7V (B-41) kém hơn bất kỳ ATGM nào khác -chủ yếu là về tốc độ và khả năng xuyên giáp. Nhưng nó có thể đánh vào điểm dễ bị tổn thương nhất và hoàn toàn không phải lo lắng về chi phí.
Hiện không có một hệ thống phòng thủ xe tăng nào cho phép tính toán vị trí của người điều khiển FPV Drone nhưng chúng lại có thể phát hiện vụ phóng ATGM và có cách bảo vệ xe tăng cũng như tấn công trực tiếp vào kẻ vận hạn ATGM.
Các nhà chế tạo xe tăng hiện đang tìm kiếm một câu trả lời hiệu quả cho mối đe dọa đến từ FPV Drone và vẫn chưa giải quyết được vấn đề.
Đó là chưa tính tới các loại Drone thả đạn - trong trường hợp này, trình độ của người điều khiển có xu hướng bằng 0 và ngay cả học sinh lớp 1 cũng có thể lái được một chiếc DJI Mavic.
Việc giảm tổng chi phí và phổ biến hóa việc phá hủy xe tăng bằng Drone đã đặt dấu chấm hết cho các ATGM đắt tiền - đi đầu là ATGM thế hệ 3. Và ý tưởng bảo vệ xe tăng bằng các biện pháp chủ động cũng đang lụi tàn.
Có thể nói bức tranh đắt tiền về loại đạn đắt đỏ (ví dụ như Javelin của Mỹ) cố gắng xuyên qua lớp bảo vệ chủ động đắt đỏ không kém của xe tăng (ví dụ Afganit của Nga) đã bị mất giá bởi FPV Drone rẻ tiền và được điều khiển bởi những người ngày hôm qua mới là 1 cậu học sinh.
ATGM có hoàn toàn biến mất hay không?
Có thể nói các tổ hợp ATMG ở phiên bản bộ binh mang vác hay trên cơ giới (thứ khá lộ liễu) đã trở nên thua sút so với FPV Drone trong chiến tranh hiện đại.
Có lẽ, giờ đây ATGM ít nhiều chỉ thích hợp nằm dưới cánh của trực thăng vũ trang, nhưng điều đó cũng chỉ có thể xảy ra khi phòng không tầm ngắn và trung của đối phương gần như bằng 0.
Một lựa chọn có thể đến từ những chiếc "Baba Yaga", những Drone nông nghiệp hạng nặng này có thể được lắp ráp ATGM và một cuộc chạy đua vũ trang mới ở SMO sẽ bắt đầu.
Nhưng đó là một câu chuyện khác...
Phóng sự của BQP Nga cho thấy lượng lớn vũ khí bao gồm ATGM được thu làm chiến lợi phẩm sau một trận đánh ở Ugledar, Donetsk gần đây.