Cách duy nhất giúp Mỹ ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên?

Tuệ Minh |

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt áp lực nặng nề một cách vừa công khai vừa riêng tư lên Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, đồng thời cảnh báo người dân Mỹ và cả thế giới rằng cuộc xung đột với quốc gia bí ẩn này có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.

Theo các chuyên gia của National Interest, năng lực tên lửa hạt nhân của chính quyền lãnh đạo Kim Jong Un hiện giờ có thể còn hạn chế khi các cuộc thử nghiệm liên tiếp thất bại. Tuy nhiên Hoa Kỳ không thể tự mãn và lơ là trước chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Như ông chủ Nhà Trắng đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn tuần trước rằng: “Có khả năng chúng ta sẽ phải kết thúc bằng một cuộc xung đột thực sự và rất lớn với Triều Tiên, hoàn toàn có thể như vậy”. 

Theo các nhà phân tích, cơ hội này không phải là nhỏ khi ông Kim và giới lãnh đạo Bình Nhưỡng có vẻ sẵn sàng thử thách vị Tổng thống mới của Hoa Kỳ cũng như những người “đồng hương cũ” Hàn Quốc của mình. Xung đột với Triều Tiên có thể chỉ là vấn đề thời gian trước khi “sôi sục” thành một cuộc chiến.

Giới tình báo cho rằng mặc dù Triều Tiên còn phải nhiều năm nữa mới sản xuất được tên lửa hạt nhân với tầm bắn đạt đến lục địa nước Mỹ nhưng cũng không nên mất cảnh giác. Bởi chỉ cần một vài đột phá hoặc sự chuyển giao công nghê dù hợp pháp hay bất hợp pháp từ một thế lực thù địch nào đó cũng có thể đẩy nhanh tiến trình này.

Cách duy nhất giúp Mỹ ngăn chặn cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên? - Ảnh 1.

Hệ thống phòng thủ tên lửa GMD của Mỹ. Nguồn: National Interest

Vì vậy, tình hình cấp bách hiện nay là chính phủ Mỹ phải sẵn sàng mọi phương án để ngăn chặn viễn cảnh một quả tên lửa của Triều Tiên nhằm thẳng vào Hoa Kỳ. Điều này có thể thay đổi được. 

Theo National Interest, Washington cần một hệ thống phòng vệ tên lửa khẩn cấp có thể bảo vệ cả đất liền Mỹ cũng như tất cả các đồng minh khỏi mối nguy hiểm mang tên Bình Nhưỡng.

Hiện nay chỉ có duy nhất một hệ thống có khả năng ngăn chặn những quả tên lửa nói trên, song nó đòi hỏi Quốc hội và Nhà Trắng Mỹ phải hành động. 

Hệ thống phòng thủ tên lửa NMD còn gọi là GMD (Ground-based midcourse interseptor), nếu được đầu tư hợp lý và triển khai một cách chiến lược có thể đảm bảo an toàn tốt nhất cho các thành phố của nước Mỹ chống lại mọi cuộc tấn công hủy diệt như một vụ nổ hạt nhân khiến hàng triệu người thiệt mạng cũng như làm tổn hại hàng nghìn tỉ USD của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Washington lại đang “ngủ quên” với việc đầu tư vào hệ thống này khi chỉ chi trả 1 tỷ USD mỗi năm cho GMD. 

Các nhà chỉ trích cho rằng GMD được chứng minh là không có hiệu quả như hứa hẹn, song đó có thể là do chưa được đầu tư xứng đáng khi mới chỉ tiến hành một vài vụ thử nghiệm cũng như không tiến hành cải tiến liên tục để bắt kịp với các hệ thống quốc phòng mới khác.

Vấn đề là sau nhiều năm bị “quên lãng” dưới ngân sách Lầu Năm Góc thời cựu Tổng thống Obama, có quá ít máy bay đánh chặn được triển khai, chỉ có vài chục cái cho đến thời điểm hiện tại và thêm khoảng 8 cái khác đến cuối năm nay.

Sean Kennedy, chuyên gia phân tích quốc phòng thuộc Viện Lexington có trụ sở ở Arlington, Valencia, nhận định: “GMD ngày càng tốt hơn dù nguồn lực bị hạn chế, ví dụ như năm ngoái nó đã đánh chặn thành công một tên lửa. Washington nên đánh giá lại và đầu tư để cải tiến cũng như hoàn thiện hóa hệ thống GMD trước khi quá muộn”.

GMD là gì?

Hệ thống phòng thủ tên lửa NMD được hình thành bởi Cơ quan Quốc phòng quốc gia Hoa kỳ và được điều hành bởi cơ quan phòng thủ tên lửa (Missile Defense Agency - MDA) của Mỹ. NMD còn gọi là GMD (Ground-based midcourse interseptor), tức là Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất.

Theo cấu hình, hệ thống đánh chặn tên lửa có căn cứ trên mặt đất là hệ thống bệ phóng tên lửa cố định, các tên lửa phòng không có nhiệm vụ đánh chặn các tên lửa đạn đạo trong vũ trụ. 

Các bệ phóng tên lửa được lắp đặt trong các hầm ngầm, khi phóng đạn, tên lửa đẩy đạt vận tốc 10 km/s mang theo đầu đạn nặng 64 kg có khả năng cơ động rất cao và tấn công theo phương pháp sử dụng động năng va chạm "Kamikaze". Đầu đạn có nhiệm vụ tiêu diệt các tên lửa đạn đạo khi tên lửa bay ở giai đoạn giữa của quỹ đạo tên lửa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa bao gồm có các thành phần cơ bản như sau: GBI (Ground-based interseptor) là Thiết bị bay và đầu đạn đánh chặn Raytheon; tên lửa đẩy mang thiết bị bay đánh chặn và đầu đạn đánh chặn bằng va chạm, được phóng lên từ những hầm phóng dưới mặt đất (Hệ thống GBI - Peace Sayent). 

Trung tâm chỉ huy, điều hành tác chiến, kiểm soát phóng đạn và liên kết phối hợp (BMC3), bao gồm có hệ thống BMC2 và hệ thống liên kết truyền thống đầu đạn đánh chặn (IFCS).

Radar cảnh báo sớm bao gồm cả các radar trên các tầu trinh sát, cảnh giới (UEWR). Hệ thống cung cấp thông tin tình báo trên các vệ tinh trinh sát quân sự (SBIRS).

Có thể nhận thấy rằng, thành phần cơ bản của tổ hợp GMD trên đất liền là các radar tiền tiêu cố định hoặc cơ động trên biển. Một trong những radar trinh sát tầm xa đã được đưa vào biên chế trong lực lượng phòng thủ vũ trụ lá chắn tên lửa trên biển.

Thành phần quan trọng thứ hai của hệ thống NMD trên đất liền là các radar cảnh báo sớm. Hệ thống tập hợp các radar cảnh báo sớm có nhiệm vụ phát hiện ra tên lửa đạn đạo khi tên lửa đi vào giai đoạn tiếp cận khu vực mục tiêu, trong trường hợp các radar trinh sát tầm xa không phát hiện được mục tiêu..

Thành phần thứ ba đóng vai trò chủ chốt trong công tác tình báo là Hệ thống các vệ tinh trinh sát quân sự (SBIRS) bằng hồng ngoại, ảnh nhiệt và quang học.

Hệ thống này được triển khai vào năm 2000, mặc dù vẫn còn những vấn đề chưa được giải quyết, khi thử nghiệm, hiệu quả đánh trúng mục tiêu không vượt quá 53%, song GMD vẫn được coi là hệ thống hiệu quả nhất cho đến nay.

Hiện nay, Mỹ đã triển khai hai căn cứ đánh chặn trên mặt đất gồm: Fort Greely, Alaska và California. Dự kiến triển khai căn cứ thứ ba tại Ba lan, nhưng do phản ứng dữ dội từ phía Nga, do đó Mỹ buộc phải từ bỏ ý định này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại