Cách biệt giữa những người biết tiết kiệm và không biết tiết kiệm chỉ được thể hiện ra khi bạn bước vào tuổi trung niên: Còn bò thì hãy lo làm chuồng trước đi!

Như Nguyễn |

80% khó khăn trong cuộc sống có thể được giải quyết bằng tiền, và 20% còn lại cũng có thể giảm bớt bằng tiền.

Trong tác phẩm của mình có tên "Thế giới bình phàm", tác giả Lu Yao đã viết:

"Tiền là một thứ tốt, nó có thể khiến con người ta bớt lo lắng, đồng thời khiến con người ta cảm thấy tự tin."

Khi còn trẻ, chúng ta đều nghĩ rằng nói về tiền bạc sẽ hơi vật chất.

Khi bước vào tuổi trung niên, bạn sẽ nhận ra được rằng, tiền không phải là tất cả, nhưng không có tiền thì tuyệt đối không được.

Mua nhà, mua xe, ma chay cưới hỏi, nuôi dạy con cái, phụng dưỡng cha mẹ, cuộc sống hàng ngày... làm sao có thể không cần tiền?

Dù thu nhập là bao nhiêu, bạn cũng cần phải hình thành cho mình thói quen tiết kiệm tiền, tiết kiệm tiền và không tiết kiệm tiền, quả thực có thể cho ra hai cuộc đời khác nhau.

01

Một nhà văn, nhà phê bình người Hồng Kông từng nói:

"Cái hay của tuổi trẻ là người nào người nấy cũng tin rằng mình có thể bay. Còn người trung niên khi vỗ cánh, trên vai còn treo những quả nặng, không cách nào vứt ra rồi cất cánh được".

Tôi có một người bạn là nhà điêu khắc, thu nhập cao, thường xuyên đi du lịch khắp nơi, cuộc sống tự do tự tại của anh ấy khiến nhiều người ghen tị.

Nhưng sau 20 năm làm việc, anh ấy hầu như không có tiền tiết kiệm.

Bạn bè xung quanh từng nhắc nhở anh ấy nên để ra một chút tiết kiệm, lỡ có chuyện gì khẩn cấp cần dùng.

Nhưng anh ấy không đồng ý với quan điểm này, khuyên ngược lại bạn bè của mình:

"Đời người ngắn lắm, tiền mà để trong ngân hàng thì cũng chỉ là tờ giấy, tiền tiêu rồi thì nó mới là của mình."

Mãi cho đến năm 2020, khi bố anh ấy ốm nặng, bác sĩ nói với anh rằng: "Chuẩn bị trước 100 triệu để làm phẫu thuật."

Khi đối mặt với hóa đơn y tế không hề nhỏ này, anh ấy rơi vào tình trạng lo lắng và hoảng sợ chưa từng có.

"Chỉ riêng tiền viện phí một ngày đã vài triệu".

Lúc đó vừa hay lại đúng vào dịp khai giảng, học phí và tiền sinh hoạt cũng không phải là ít.

Tuyệt vọng, anh không còn cách nào khác là phải vay mượn tiền của người thân và bạn bè, nhưng cũng không vay mượn được bao nhiêu.

Ở thời điểm đó, anh ấy sâu sắc nhận ra được tầm quan trọng của tiền tiết kiệm:

Bạn không bao giờ biết khi nào cuộc sống sẽ cho bạn một cái tát.

Đối với những người không có tiền tiết kiệm, tỷ lệ chịu được khó khăn, thử thách trong cuộc sống là rất thấp, chỉ một chút sai sót thôi cũng khiến cuộc sống rối tung lên.

Nhất là những người trung niên không có tiền tiết kiệm, trên có già dưới có trẻ, chẳng may gặp chuyện, có lẽ sẽ chỉ biết đứng nhìn bất lực mà thôi.

Bố mẹ ốm, phải làm sao?

Đột ngột thất nghiệp, ai trả tiền mua nhà?

Con cái đi học, làm sao cho chúng được một môi trường giáo dục tốt hơn?

Ưu điểm lớn nhất của việc gửi tiết kiệm là khả năng chống chọi cao, dù có chuyện gì xảy ra thì vẫn còn có cơ hội giải quyết.

Nếu ai đó trong gia đình bị ốm, bạn sẽ không cảm thấy cuộc sống của mình như sụp đổ.

Thay vào đó, bạn tin rằng họ sẽ được chữa khỏi, và bạn cũng đủ tự tin để an ủi người bệnh: "Tiền bạc không phải là vấn đề, đừng lo lắng".

Số tiền bạn tiết kiệm được giống như một tấm áo giáp cứng rắn, giúp bạn có thêm niềm tin để chống chọi với khó khăn cuộc đời.

Nó có thể đảm bảo cho tuổi già của cha mẹ, giáo dục cho con cái, và cả sinh hoạt phí hàng ngày hay những bữa liên hoan lớn vào những dịp đặc biệt trong năm.

Cách biệt giữa những người biết tiết kiệm và không biết tiết kiệm chỉ được thể hiện ra khi bạn bước vào tuổi trung niên: Còn bò thì hãy lo làm chuồng trước đi! - Ảnh 1.

02

Tôi rất đồng ý với câu nói này: "80% khó khăn trong cuộc sống có thể được giải quyết bằng tiền, và 20% còn lại cũng có thể giảm bớt bằng tiền."

Khi một người đến tuổi trung niên, cảm giác an toàn lớn nhất không phải là một vòng xã giao rộng lớn, mà là con số đáng kể trong thẻ ngân hàng.

Tiết kiệm tiền không chỉ là nền tảng mà còn mang đến cho bạn nhiều lựa chọn hơn trong cuộc sống.

Nhà văn Tú cho biết hai lần biến động trong công việc của anh đều vì có tiết kiệm mà đủ tự tin.

Biến động đầu tiên là anh gặp được một cơ hội việc làm tốt hơn.

Khi đó, vì anh ký hợp đồng được hưởng hộ khẩu ở thành phố với công ty, nếu muốn nghỉ việc, anh phải bồi thường 200 triệu cho đơn vị.

Nhiều đồng nghiệp và bạn bè cảm thấy khó hộ anh, làm thế nào mà một nhân viên bình thường như anh có thể bồi thường ngần đó tiền?

Nhưng, anh chỉ mất chưa tới một tuần kể từ khi quyết định nghỉ việc, đến khi nộp hết tiền bồi thường cho bộ phận tài chính của đơn vị, và hoàn thành các thủ tục khác nhau.

Khi đó, anh đã tiết kiệm được 100 triệu nhờ công việc buôn bán tay trái, ngoài ra, vì thu nhập ​​cũng không tồi, người bạn của anh đã cho anh vay 100 triệu còn lại mà không chút do dự.

Sau đó, cũng bằng cách tiết kiệm tiền, anh đã mở ra bước ngoặt thứ hai trong sự nghiệp.

Khi tiết kiệm được hơn 200 triệu, anh quyết định khởi nghiệp.

Ngay cả khi không có thu nhập nào cả, khoản tiền gửi 200 triệu cũng đủ để anh ấy sống ở thành phố trong một năm.

Sau khi khởi nghiệp, anh và nhóm của mình đã tích cực thực hiện nhiều thử thách kinh doanh, quy mô đội ngày càng lớn, thu nhập tăng gấp mấy lần.

Tiết kiệm tiền là một thái độ sống tích cực.

Theo một nghĩa nào đó, số tiền bạn tiết kiệm được là tài nguyên của bạn, và tài nguyên lại chính là khả năng giúp bạn bứt phá ở tuổi trung niên.

Khi bắt đầu tiết kiệm, bạn sẽ nhận ra rằng suy nghĩ và trải nghiệm của mình cũng có sự thay đổi.

Khi bạn tiết kiệm được hũ vàng đầu tiên, bạn sẽ có thể sử dụng nó theo cách mà mình mong muốn, đồng thời tiếp tục giúp bạn kiếm tiền.

Bạn càng có nhiều của cải dự trữ trong tay, bạn càng có ít khủng hoảng tuổi trung niên, càng thư thái hơn.

Cách biệt giữa những người biết tiết kiệm và không biết tiết kiệm chỉ được thể hiện ra khi bạn bước vào tuổi trung niên: Còn bò thì hãy lo làm chuồng trước đi! - Ảnh 2.

03

Có một câu nói rằng: "Nếu bạn không ngừng lặp đi lặp lại bất kỳ điều gì bình thường và nhàm chán, bạn sẽ nhận lại được một điều gì đó phi thường."

Việc tiết kiệm tiền cũng như vậy.

Ba quy tắc tiết kiệm tiền đơn giản và thiết thực cho bạn:

1. Quy tắc 9-1

Bỏ 10 xu vào ví của bạn, nhưng chỉ sử dụng tối đa 9 xu.

Đây là "Quy tắc 9-1": Đảm bảo rằng bạn tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập hàng tháng của mình."

Ví dụ: nếu bạn có 5 triệu mỗi tháng, thì 500 ngàn trong số đó sẽ được chuyển thành tiền tiết kiệm.

Theo Quy tắc 9-1, một người bắt buộc phải tiết kiệm để đạt được tự do tài chính.

Bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào, không bao giờ có một ngoại lệ.

2. Quy tắc 365

Cái gọi là "Quy tắc tiết kiệm 365" là chọn một số từ 1 đến 365 để tiết kiệm tiền mỗi ngày, và con số này không được lặp lại.

Bạn có thể vẽ một bảng gồm 365 con số, điền các số từ 1 đến 365, và mỗi khi bạn gửi một khoản tiền, hãy vẽ một dấu gạch chéo vào số tương ứng với số tiền đó.

Tiết kiệm nhiều hơn khi bạn có nhiều tiền hơn, tiết kiệm ít hơn khi bạn có ít tiền hơn và không ngừng tiết kiệm mỗi ngày.

3. Phương thức tiết kiệm tích lũy hàng tuần

Một năm có 52 tuần, mỗi tuần tiết kiệm 10 ngàn, 20 ngàn, 30 ngàn… cho đến tuần thứ 52 tiết kiệm được 520 ngàn.

Sau một năm như vậy, bạn sẽ bất ngờ với số tiền mình tiết kiệm được.

Bạn cũng có thể đảo ngược thứ tự của số tiền gửi.

Bạn cũng có thể gửi 520 ngàn trong tuần đầu tiên, 510 ngàn vào tuần thứ hai... 10 ngàn vào tuần thứ 52.

Bằng cách này, nếu bạn tiết kiệm hơn lúc đầu, áp lực sau này sẽ ít hơn, và bạn sẽ dễ dàng kiên trì hơn.

Chỉ khi tiết kiệm, tích lũy và sau đó có những đầu tư hay sử dụng tài khoản phù hợp, tiền mới có thể sinh ra tiền.

Cách biệt giữa những người biết tiết kiệm và không biết tiết kiệm chỉ được thể hiện ra khi bạn bước vào tuổi trung niên: Còn bò thì hãy lo làm chuồng trước đi! - Ảnh 3.

04

Có một câu chuyện như này:

Truyền thuyết kể rằng Gu Kaizhi, một họa sĩ vĩ đại thời Đông Tấn, Trung Quốc có cách ăn mía rất khác với người thường, hầu hết mọi người đều bắt đầu ăn mía từ phần ngọt nhất, còn ông lại bắt đầu từ ngọn mía nhạt nhẽo nhất.

Có người hỏi ông, tại sao lại phải ăn phần nhạt nhẽo nhất trước như vậy?

Gu Kaizhi chỉ trả lời bằng bốn từ: "Tiệm nhập giai cảnh" (có nghĩa là: dần dần tiến tới cái tốt đẹp hơn).

Tiết kiệm tiền cũng vậy. Cảm thấy khó khăn trong giai đoạn đầu là điều bình thường, điều quan trọng là bạn đang "dần dần tiến tới cái tốt đẹp hơn".

Cuộc sống của bạn hiện tại phụ thuộc vào những lựa chọn mà bạn đã đưa ra cách đây mười năm.

Và những lựa chọn bạn đưa ra bây giờ sẽ quyết định cuộc sống của bạn trong mười năm tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại