Einstein từng nói: "Khi học kiến thức cần chú tâm tư duy, suy nghĩ, lại suy nghĩ." Có lẽ nhờ thực hành theo phương pháp này, ông đã trở thành một nhà khoa học nổi tiếng.
Rất nhiều người đều cảm thấy bản thân kém cỏi, thiếu tự tin. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến điều đó?
Tư duy của con người là thứ có giá trị nhất. Nó có thể giúp chúng ta nhìn ra bản chất của vấn đề, đưa chúng ta thoát khỏi tình trạng khó khăn của hiện tại và tìm ra câu trả lời thông qua suy nghĩ của bản thân. Quá trình suy nghĩ thế này giúp chúng ta hình thành được một loại khả năng gọi là "tự tin".
Vậy làm sao để luôn có một tư duy tích cực và sáng suốt? Đầu tiên, chúng ta hãy xem câu chuyện bên dưới, để biết được kết quả của việc không suy nghĩ là gì!
Có một anh chàng nọ làm việc vô cùng "nỗ lực", nhưng đến cuối tháng nhìn bảng lương xong anh ta đã rất tức giận mà hỏi sếp rằng: "Tôi có 10 năm làm việc ở đây rồi, tại sao các đồng nghiệp khác được tăng lương, riêng tôi thì không?"
Lãnh đạo nghe xong mới bình tĩnh nhìn anh ta và đáp: "Anh có 10 năm làm việc, nhưng lại dùng 1 năm kinh nghiệm làm việc cho 10 năm."
Bạn hiểu ý lãnh đạo là gì không?
Bất luận bạn có sẵn sàng thay đổi hay chưa, theo thời đại đổi thay, bạn đã và đang không ngừng thay đổi theo. Chỉ có điều có một số người là chủ động thay đổi, có một số người lại là bị động thay đổi!
Mặc dù anh chàng kia làm việc rất chăm chỉ, nhưng bản thân anh ta lại chưa từng chủ động thay đổi bản thân. Nhiều người cũng tương tự, cho rằng sau khi có kinh nghiệm làm việc rồi thì không cần học hỏi thêm nữa, mà tính dùng kinh nghiệm đó để làm việc mãi mãi.
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, thời thế cũng thay đổi, nếu bạn không phát triển bản thân, liệu có theo kịp thời đại hay không?
Có một câu nói rất hay: "Người có thể dùng 1 giây nhìn thấu bản chất cuộc sống tất nhiên sẽ có kết cục khác với người phải dùng 10 giây để nhìn rõ nó."
Thế nên, bạn hãy tập cho mình 5 bước suy nghĩ sau:
1. Xác định vấn đề
Trước hết, khi nhận được nhiệm vụ, bạn nghĩ thế nào về nó, hay bạn định nghĩa nhiệm vụ là gì khi được sếp giao. Đây là bước đầu tiên để bạn hiểu được vấn đề.
2. Phân tích vấn đề
Sau khi bạn hiểu được bản chất của vấn đề rồi. Tiếp theo, hãy tiến hành phân tích điểm xuất phát và nhu cầu của đôi bên, hiệu quả tại hiện trường sẽ như thế nào nếu bạn tiến hành theo cách đó.
Sau khi trả lời xong những câu hỏi này. Bước tiếp theo là xác định các sự kiện lớn diễn ra thế nào, địa điểm tổ chức ở đâu và quy mô của địa điểm cần chứa số lượng người lớn hay nhỏ.
3. Giải quyết vấn đề
Sau khi các vấn đề trên được phân tích rõ ràng thì trong quá trình thực hiện có những vướng mắc gì, khó khăn nào chúng ta gặp phải cần giải quyết và các nguồn lực nào cần chúng ta tìm kiếm trước trong quá trình chuẩn bị... Đồng thời xác định dự trù thời gian chúng ta có thể giải quyết được hết vấn đề!
Nguyên nhân dẫn đến, thời gian giải quyết và nhân lực cần thiết là hai thứ cần tự hỏi trước khi bạn cần giải quyết một vấn đề nào đó.
4. Vừa tiến hành vừa quan sát
Có rất nhiều vấn đề dù đưa ra cách giải quyết hay đến đâu cũng vô ích. Chúng ta chỉ có thể nhận ra chúng khi bắt tay vào xử lí. Thế nên trong quá trình thực hiện, vừa tiến hành cẩn thận quan sát, phát hiện khuyết điểm, vừa sửa chữa kịp thời.
Cách này sẽ tốt hơn việc bạn chỉ ngồi một chỗ đưa ra kế hoạch, nhưng đồng thời bạn phải hiểu rõ mỗi bước đi trong quá trình.
5.Tổng kết, đánh giá, tóm tắt
Bất cứ kế hoạch nào cũng không thể dự trù trước được hết tất cả rủi ro sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện. Do đó, bạn đừng nên quá mong đợi việc thành công mỹ mãn ngay lần đầu tiến hành dự án.
Điều bạn có thể làm là đánh giá và dự đoán dựa trên kinh nghiệm trước đây khi lập kế hoạch.
Đồng thời, chuẩn bị tâm lý luôn sẵn sàng để giải quyết những rắc rối sẽ phát sinh bất cứ lúc nào. Sau khi quá trình kết thúc, nên tổng kết lại những điểm mạnh, điểm yếu để rút kinh nghiệm cho những lần làm việc tiếp theo.
Đời người là vô thường, dù chúng ta chuẩn bị kĩ càng thế nào cũng sẽ có lúc phải bối rối vì gặp những tình huống bất ngờ xảy ra. Vì thế, hãy luôn dùng một tâm thế bình tĩnh, lạc quan, tích cực và sáng suốt để đối mặt với mọi tình huống chông gai.
Hãy tin vào sức mạnh tinh thần của chính mình, bạn mạnh mẽ hơn những gì bạn nghĩ. Đừng bao giờ nản lòng, nếu hiện tại chưa thành công, tương lai vẫn đang chờ đợi bạn kiên trì bước tới!