Chúng ta từng thấy những chiếc máy đọc sách giải quyết mọi vấn đề về thiết kế. Hoặc những hệ thống chơi game khiến chúng ta phải suy nghĩ lại cách chúng ta chơi game hay là laptop lại giúp chúng ta định nghĩa thế nào là một chiếc máy tính xách tay tốt.
Không chỉ dừng lại ở đó, xung quanh chúng ta còn có những thiết bị đeo cực kỳ tuyệt vời, hệ thống VR tân tiến và các chiếc drone mà bất kỳ ai cũng có thể lái chúng.
Đây là danh sách những thiết bị sáng tạo nhất trong một thập kỷ qua do Gizmodo tổng hợp.
Apple iPhone 4 (2010)
Phát hành vào tháng 6/2010, iPhone 4 sở hữu một thiết kế vuông vức, hoàn toàn khác biệt với người tiền nhiệm và trở thành chiếc smartphone mỏng nhất thế giới vào thời điểm đó.
Thiết kế này hoàn hảo đến mức vẫn có nhiều người hoài niệm về nó và hi vọng 1 ngày nào đó, Apple sẽ sử dụng trở lại. Dẫu vậy, đó không phải là điều duy nhất khiến iPhone 4 trở thành phiên bản cập nhật quan trọng như vậy.
iPhone 4 là sản phẩn đầu tiên của Apple sở hữu công nghệ màn hình "Retina Display"độ phân giải cao. Theo đó, công nghệ này khiến mắt chúng ta không thể thấy được từng pixel có trên màn hình.
Đây cũng là chiếc iPhone đầu tiên có camera trước. Khi ra mắt, iPhone 4 chạy trên nền tảng iOS 4 – phiên bản hệ điều hành di động đầu tiên của Apple có tính năng đa nhiệm thực sự và gọi video Facetime.
iPhone 4 cũng là sản phẩm đầu tiên của Apple có tùy chọn CDMA, cho phép những người dùng ở Mỹ có thể sử dụng các nhà mạng khác ngoài AT&T trên chiếc iPhone này. Chính điều đó đã giúp Apple được mở rộng đáng kể trong thị trường smartphone.
Samsung Galaxy Note (2011)
Thời điểm trước khi Galaxy Note được công bố, những chiếc smartphone lúc đó thường có kích thước màn hình tối đa khoảng 3,5 inch. Chính Galaxy Note đã chứng minh rằng không có gì giới hạn được giấc mơ những màn hình trên smartphone có kích thước lớn hơn. Galaxy Note ban đầu đã tạo được tiếng vang và được gọi là một chiếc phablet.
Hơn nữa, nó còn đi kèm cây bút stylus - thứ mang lại sự khác biệt cho Galaxy Note đối với các đối thủ cạnh tranh cho đến tận ngày nay. Galaxy Note là một thiết bị cầm tay mà người dùng cần thực sự và kích thước màn hình của nó đã thay đổi cách các công ty smartphone thiết kế điện thoại kể từ đó.
Nike FuelBand (2012)
Dù Nike FuelBand không tồn tại quálâu trên thị trường, thế nhưng, nó vẫn rất tuyệt vời. Concept Fuel Points của thiết bị này là nền tảng để Apple hoàn thiện Rings trên Apple Watch. Thật tệ khi Fuel Band không còn tồn tại trên thế giới.
Philips Hue (2012)
"Nhà thông minh" là một ý tưởng sáng tạo và vẫn tồn tại phổ biến cho đến nay, và đến năm 2012, Philips lần đầu tiên mang ý tưởng đó đến thế giới với hệ thống chiếu sáng thông minh Hue của mình.
Nó chuyển việc bật tắt đèn từ hệ thống công tắc trên tường sang smartphone. Nó giúp chúng ta không phải đi xa vài mét chỉ để tắt bật ánh sáng. Việc nâng cấp cũng khá dễ dàng khi bạn chỉ cần vặn bóng đèn vào chui.
Bên cạnh vai trò điều khiển từ xa, ứng dụng Philips Hue trên smartphone cũng có thể được sử dụng để sắp xếm và lên lịch trình cho đèn. Ngay cả ngày nay, 7 năm sau khi hệ thống đèn thông minh Philips Hue được giới thiệu, vẫn có những công nghệ nhà thông minh rất khó để thiết lập và thường không đáng tin cậy.
Thế nhưng, các bóng đèn Hue lại hoạt động rất hoàn hảo ngay từ ban đầu. Đó là một trong những lý do hấp dẫn nhất để giúp ngôi nhà của bạn trở nên thông minh hơn.
Nexus 4 (2012)
Trước đây, những chiếc điện thoại Android thật tệ hại. Mãi đến năm 2012, khi Google ra mắt Nexus 4, chúng ta mới thấy được một hệ điều hành đủ tốt để chúng ta sử dụng, dù rằng nó vẫn thua đại diện Galaxy S3 của Samsung thời điểm đó.
Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này đó chính là chạy Android nguyên bản, không hề được tinh chỉnh. Nếu đã sử dụng những chiếc smartphone vào thời điểm đó, bạn sẽ thấy các giao diện tùy biến của các hãng smartphone như Samsung TouchWiz hay HTC Sense thật sự là một cơn ác mộng
Tất nhiên, không phải là Nexus 4 không có nhược điểm. Điểm yếu lớn nhất của thiết bị này đó chính là camera tệ hại và được ví là "có như không". Thời điểm đó, chẳng ai có thể đoán được rằng Google sẽ sản xuất những chiếc điện thoại có camera tốt nhất trên thị trường như hiện nay.
Raspberry Pi (2012)
Đã có rất nhiều nỗ lực từ các nhà sản xuất để tạo ra các máy tính siêu rẻ, nhưng Raspberry Pi, với giá khởi điểm chỉ 25 USD, mới là sản phẩm đầu tiên mà người dùng dễ dàng tiếp cận nhất. Thiết bị nhỏ nhắn này không phải là một chiếc máy tính hoàn chỉnh. Bạn phải tự lắp bộ nhớ của riêng mình vào và nó rất chậm, khó có thể sử dụng để thay thế chiếc desktop.
Tuy nhiên, bạn có thể biến nó thành một thiết bị để xem phim trên TV hay chơi những tựa game SNES cũ. Raspberry Pi cũng mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho những người thích mày mò, cho họ khả năng xây dựng những chiếc máy pha chế thức ăn cho chó thông mình, robot hay hệ thống phun nước một cách nhanh chóng.
Những chiếc Pi sau này mạnh mẽ hơn, đồng nghĩa rằng mức giá cho nó cũng cao hơn. Chính điều này đã khiến ít người còn có thể tiếp cận được với nó.
Amazon Kindle Paperwhite (2012)
Không có công ty nào trên Trái Đất có tác động lớn đến ngành xuất bản trong vài thập kỷ qua như Amazon. Thực tế, phần lớn điều này được thúc đẩy bởi một thị trường chống cạnh tranh khủng khiếp, khiến các cửa hàng sách và nhà xuất bản rất mệt mỏi. Dẫy vậy, mọi người vẫn yêu thích Kindle. Sách xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Và dù rằng Kindle lần đầu tiên được công bố là vào cuối thập kỷ trước, thể nhưng Paperwhite là thiết bị đầu tiên vượt qua giới hạn của một thiết bị đọc điện tử cầm tay đơn thuần để trở thành một thiết bị cực kỳ phù hợp để xem và sử dụng.
UE Boom (2013)
Cách đây không lâu, để mang âm nhạc khi đang di chuyển, bạn cần phải mang theo một chiếc loa boom box hoặc một đống dây dợ lằng nhằng. Nhưng với sự tân tiến của công nghệ Bluetooth cùng với những chiếc loa không dây mới với kích thước nhỏ, bạn sẽ dễ dàng mang chúng đi theo và tận hưởng không gian âm nhạc của mình trong nhiều giờ liền.
Vấn đề duy nhất là những chiếc loa này vào thời điểm đó đều rất tệ, cho đến khi Boom xuất hiện. Được sản xuất bởi công ty con về âm thanh của Logitech, Ultimate Ear (một thương hiệu vốn nổi tiếng với các tai nghe in-ear kiểm âm), Boom dường như là một chiếc loa khá tốt so với phần còn lại khi ra mắt vào năm 2013.
Nó có kích thước khá cao, kết nối ổn định và liền mạnh với mọi thiết bị, chơi nhạc trong nhiều giờ liên cùng chất lượng âm thanh cực kỳ tuyệt vời. Và dù phiên bản ban đầu chỉ có thể chống nước, thế nhưng, những mẫu loa nâng cấp sau này đều có thể nhấn chìm xuống nước mà vẫn đang phát nhạc. Thậm chí, một số mẫu loa UE Boom còn có thể nổi trên mặt nước.
Sony A7 (2013)
Film đã chết từ rất lâu trước khi chiếc máy ảnh Sony A7 xuất hiện. Thời điểm đó, nếu muốn chất lượng hình ảnh tuyệt vời nhất, các nhiếp ảnh gia phải mang theo các chiếc máy DSLR Full Frame cực kỳ cồng kềnh và nặng nề.
Đến năm 2013, Sony đã thay đổi điều đó bằng cách đưa cảm biến 35mm vào bên trong thân chiếc máy mirrorless thay ống kính Sony A7 (và A7r). Điều này giúp cho nó trở nên nhỏ nhẹ hơn những chiếc DSLR mà không phải hi sinh chất lượng hình ảnh. Thậm chí, nó còn có mức giá mềm hơn so với các chiếc DSLR cao cấp.
A7 cũng giúp định vị Sony – một công ty bán những chiếc máy ảnh chỉ hoạt động với định dạng thẻ nhớ của riêng mình trong nhiều năm – trở thành một đối thủ cạnh tranh nghiêm túc với những gã khổng lồ trong ngành như Nikon và Canon.
Trong những năm qua, dòng máy ảnh A7 của Sony đã phát triển vượt bậc, được bổ sung thêm những cải tiến về hiệu năng mà các đối thủ không thể sáng bằng, giúp Sony dần dần thu hút được nhiều chuyên gia và tăng thị phần của mình.
Nokia Lumia 1020 (2013)
Lâu nay, những chiếc điện thoại đã chế ngự được thị trường những chiếc máy ảnh cầm tay độc lập. Và khởi đầu cho xu hướng nâng tầm quan trọng của công nghệ camera trên smartphone lại chính là Nokia Lumia 1020.
Chiếc điện thoại này chạy hệ điều hành Windows Phone và có một cụm camera lồi lên tương tự như những chiếc smartphone ngày nay. Bên trong chiếc smartphone 41MP náy cũng được bổ sung thêm một số thủ thuật chụp ảnh tiên đoán thông minh, mở đường cho cuộc cách mạng nhiếp ảnh điện toán ngày nay.
Pebble (2013)
Smartwatch từ lâu đã là một cú hích trong ngành công nghệ, thế nhưng, những sản phẩm đeo tay từ các công ty công nghệ lớn như Microsoft với MSN Direct và SPOT đã không thể thuyết phục được người dùng.
Chúng cần phải làm được nhiều hơn thay vì chỉ có nhiệm vụ xem giờ. Đến năm 2013, chiếc smartwatch Pebble xuất hiện, được thiết kế để haotj động như một màn hình thứ 2 cho smartphone.
Với khả năng chuyển thông báo email, cuộc gọi, tin nhắn đến cổ tay, Pebble giúp người dùng smartphone không phải lo lắng về việc bỏ lỡ bất kỳ điều gì. Chiếc smartwatch cũng cho phép người dùng tải về các ứng dụng nhằm bổ sung nhiều tính năng hữu ích cũng như tùy chỉnh trả nghiệm đeo của riêng mình.
Hai năm sau, Apple Watch xuất hiện, tuy nhiên, với mức giá cực kỳ phải chăng, thời lượng pin lâu cùng hiệu năng ổn định, nhiều người vẫn tin tưởng rằng Pebble làm điều đó tốt hơn.
Amazon Echo (2014)
Trợ lý giọng nói từng là một điều thuộc về khoa học viễn tưởng và Amazon đã biến điều đó thành sự thật với Echo vào năm 2014. Alexa không hề hoàn bảo, nhưng nó là trợ lý giọng nói có mặt đầu tiên trên thế giới.
Điều đó khiến Amazon Echo đột nhiên trở thành một giải pháp giải quyết các vấn đề lộn xộn về việc làm thế nào để mọi sản phẩm nhà thông minh của bạn tương tác với nhau.
Bạn có thể yêu cầu nó đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ, bật và tắt đèn, lên lịch giặt hay nấu, hỏi thời tiết, phát nhạc và quan trọng nhất là giải quyết những cuộc cãi vã vô nghĩa với bạn bè mà không cần cầm điện thoại lên.
Surface Pro 3 (2014)
Phiên bản Surface ban đầu có kỷ niệm khá buồn và rất đáng thất vọng trong thập kỷ này, thế nhưng, Surface Pro 3 lại là một trong những thiết bị tuyệt vời nhất. Lý do là vì Microsoft đã bỏ ngay Windows RT chết tiệt và chạy một phiên bản Windows 8 đầy đủ trên Surface Pro 3.
Để phục vụ cho quá trình chuyển đổi đó, Microsoft cũng buộc phải sử dụng những vi xử lý x86 có trên laptop và desktop thay vì các con chip ARM yếu đuối.
Điều đó đồng nghĩa là Surface Pro 3 là chiếc tablet đầu tiên của Microsoft mà bạn có thể làm việc thực sự như trên laptop.
Chiếc tablet này cũng khá mỏng và nhẹ so với các chiếc tablet Windows khác, cung cấp cho chúng ta một cách hoàn toàn mới để sử dụng máy tính. Dù nó vẫn cần một con chuột và bàn phím để tương tác, thế nhưng, nó đã tạo ra một xu hướng tạo ra các chiếc tablet Windows mạnh mẽ và vẫn còn duy trì cho đến ngày nay.
Dell XPS 13 (2015)
Hơn một thập kỷ trước, Dell không phải là một trong những nhà sản xuất lớn về mặt cải cách trên thiết kế laptop. Dù thành công rực rỡ, thế nhưng, điều đó đến từ những chiếc laptop chắc chắn và không quá đắt tiền, chứ chẳng phải vì lý do thừa hưởng triết lý thiết kế đẹp đẽ của Apple.
Đến năm 2015, Dell ra mắt XPS 13, khiến chúng ta thay đổi suy nghĩ về một chiếc laptop tốt. Nó cũng thích đẩy những sự đổi mới trong toàn bộ danh mục.
Ban đầu, nó là một bản sao MacBook Pro trắng trợn, giờ đây, nó lại là dòng sản phẩm đứng đầu về mặt thiết kế những chiếc laptop 13 inch. Với việc gần như không có viền màn hình và thời lượng pin sử dụng tốt nhất trong danh mục, XPS 13 luôn là một ví dụ tuyệt vời cho thiết kế trên laptop.
AirPods (2016)
AirPods chắc chắn là cái tên không thể thiếu được trong danh sách những sản phẩm thành công nhất thập kỷ này. Thậm chí, nó còn là một trong những công nghệ ấn tượng nhất của nhà Táo từ trước đến nay.
Cũng giống như cách iPod xuất hiện và trở thành chiếc máy nghe nhạc gần như hoàn hảo nhất trong khi nhiều công ty khác lại thất bại, AirPods xuất hiện vào năm 2016 – thời điểm mà khái niệm true wireless còn chưa tồn tại – và tạo ra được nhiều tiếng vang.
Nhờ vào con chip W1 mới, Apple đã cải thiện trải nghiệm cho Bluetooth, từ đó, bạn có thể lấy AirPods ra khỏi hộp, nó sẽ tự động bật và kết nối với thiết bị.
Giờ đây, nhiều công ty khác cũng đang sao chép một số kỹ thuật có trên AirPods, thế nhưng, có lẽ đã là quá muộn. AirPods chắc chắn là bộ tai nghe không dây phổ biến nhất trên hành tinh.
Fitbit Charge 2 (2016)
Dù đã xuất hiện trên thị trường năm 2007, thế nhưng, mãi đến thập kỉ này, các chiếc máy theo dõi của họ mới tiến hành thành những thiết bị pedometer nhỏ xíu hay những chiếc smartwatch đầu đủ chức năng. Và Charge 2 là một trong những thiết bị theo dõi thể dục đơn giản mà tốt nhất mọi thời đại.
Dòng Charge của Fitbit luôn được mọi người ưa chuộng, nhưng sự chú ý nhiều nhất lại dành cho Charge 2. Nó khá thoải mái khi đeo, màn hình đủ lớn để đọc thông báo, thời lượng pin tuyệt vời, lên đến 5 ngày và người dùng có thể sử dụng nó để theo dõi các giai đoạn ngủ khác nhau.
Charge 2 vẫn có thể nhận được thông báo, thế nhưng không giống như tình trạng bị nhồi nhét quá nhiều tính năng smartwatch trên chiếc Charge 3. Chính điều này giúp cho Charge 2 trở thành thiết bị tốt nhất trong lịch sử của Fitbit.
Oculus Rift (2016)
Trước khi Oculus Rift (và HTC Vive) xuất hiện, ý tưởng của con người về thực tế ảo thường nằm trong những bộ phim khoa học viễn tưởng như Lawnmower Man và Nintendo Virtual Boy. Thế nhưng, Rift dã chứng minh rằng VR không chỉ có thể xuất hiện trong cuộc sống mà còn mang lại độ trung thực rất cao.
Dĩ nhiên, Rift có giá không hề rẻ. Và để tận hưởng Rift, người dùng buộc phải nâng cấp chiếc PC của mình. Những khi các tựa game như Ad1ft, Lucky's Tale và Eve: Valkyrie được ra mắt, Oculus Rift đã mở ra một kỷ nguyên phát triển mới cho VR.
iPhone X và Face ID (2017)
iPhone X là thiết bị được Apple ra mắt nhằm kỷ niệm 10 năm iPhone và nó cũng có nhiều sự thay đổi đáng chú ý. Chẳng hạn như thay đổi thiết kế hay chuyển sang sử dụng màn hình OLED. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý nhất là hệ thống nhận dạng khuôn mặt Face ID. Face ID bao gồm nhiều camera bé li ti bên trong với mục đích quét khuôn mặt của bạn để mở khóa chiếc iPhone.
Với Face ID, chúng ta không cần phải nhập mật khẩu mỗi khi mở máy, chỉ cần giơ lên trước mặt và bạn đã có thể sử dụng chiếc điện thoại của mình sau vài giây. Face ID giờ cũng đã trở thành một thứ cần phải có trên iPhone và xuất hiện trên iPad Pro. Apple cũng có thể sớm đưa nó lên MacBook, biến nó trở thành một trong những công nghệ bảo mật phổ biến nhất trên thị trường.
Nintendo Switch (2017)
Nếu Nintendo Wii U đi sai con đường thì Nintendo lại là sản phẩm sửa sai cho người đàn anh của mình. Sau 28 năm tồn tại của Game Boy, một trong những hệ thống chơi game cầm tay phổ biến nhất mọi thời đại, Nintendo tiếp tục tung ra Switch.
Chiếc máy console cầm tay này thực sự là một phiên bản kế thừa cho Game Boy, nhưng lại có màn hình cảm ứng 6,2 inch cùng khả năng dễ dàng kết nối với TV bằng một đế sạc thông minh. Về mặt đồ họa, nó không thể so sánh với PS4 và Xbox One.
Tuy nhiên, Nintendo Switch lại có thể cân bằng giữa tính di động và khả năng tạo ra trải nghiệm chơi game cầm tay xuất sắc. Bên cạnh đó, Nintendo cũng khôn khéo khi tặng kèm tựa game Legend of Zelda hay nhất mọi thời đại trên Switch.
Samsung Galaxy S8 (2017)
Galaxy S8 chỉ đơn giản là sự hoàn hảo trong thiết kế smartphone. Với các viền màn hình nhỏ nhưng cân đối, màn hình lớn siêu đẹp, khung biền giống như viên sỏi tròn cùng mặt lưng bằng kính bóng bây, Galaxy S8 được cá nhân hóa đến sang trọng.
Ngoài ra, Galaxy S8 cũng có rất nhiều tính năng mà bạn muốn như cảm biến vân tay phía sau, sạc không dây Qi, khả năng chống bụi nước tiêu chuẩn IP68, khe cắm thẻ nhớ microSD cùng jack cắm tai nghe tích hợp.
Thực tế, thiết kế của Galaxy S8 trông rất đẹp và Samsung đã tận dụng ngôn ngữ này trong 3 năm sau đó. Galaxy S8 cũng góp phần giúp cho Samsung trở thành công ty sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Google Pixel 3 (2018)
Một điều mà những chiếc điện thoại Pixel luôn có đó chính là camera cực kỳ tuyệt vời. Nhưng với Pixel 3 cùng các tính năng như Night Sight và Super Res Zoom, Google đã đưa ý tưởng chụp ảnh điện toán vào tâm trí của mọi người.
Dù chỉ có một camera phía sau so với các cụm mô-đun 2 hay 3 camera trên những đối thủ cạnh tranh, thế nhưng, ảnh chụp từ Pixel 3 có chât lượng rất tuyệt vời, đến nỗi 1 năm sau, nhiều nhà sản xuất điện thoại khác mới có thể bắt kịp.
Và không giống như những chiếc Pixel trước đây, Pixel 3 có kiểu dáng thực sự rất thời trang, sạc không dây cùng nhiều tính năng phần mềm tiện lợi đi kèm. Đối với Google, Pixel 3 thực sự là một cơ duyên.
Apple Watch Series 4 (2018)
Khi Apple lần đầu tiên công bố Apple Watch vào năm 2014, giới công nghệ đã rất thất vọng về nó. Thiết bị này có giá đắt đỏ, hoạt động phụ thuộc vào chiếc điện thoại và thực sự không như tưởng tượng trong các bộ phim viễn tưởng.
Nhưng nhiều reviewer đã đề cao tính sang trọng khi bạn đeo nó, nhưng lại không quá cần thiết với người dùng trung bình. Cho đến hiện tại, chúng ta thấy có rất nhiều người đeo những chiếc smartwatch này.
Nhưng trong tất cả những chiếc Apple Watch thì Series 4 mới chính là dòng nổi bật nhật. Ngoài màn hình lớn hơn, sáng hơn, nó còn đi xa hơn khi là chiếc smartwatch đầu tiên có khả năng ECG, phát hiện ngã và đăng ký FDA. Chính chúng đã biến Apple Watch từ một thiết bị sang trọng thành một thiết bị có thể cứu mạng sống của chúng ta.