Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng

Trang Ly |

Thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 sắp kết thúc, cùng nhìn lại những khám phá khoa học đỉnh cao mà nhân loại đã làm được suốt 10 năm qua.

Thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 sắp kết thúc. Trong 10 năm, giới nghiên cứu thế giới đã có những khám phá khoa học đỉnh cao từ việc tìm hiểu cơ thể người đến giải mã hành tinh Trái Đất và tạo được những phát kiến trong vũ trụ bao la.

Tiếp nối những thành tựu rực rỡ từ các nhà khoa học của các thể kỷ trước, trong thế kỷ 21, nhân loại đã có những bước tiến đột phá.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 1.

Thế kỷ trước, nhân loại đã có những khám phá/nghiên cứu đỉnh cao nhờ các nhà khoa học ưu tú trên toàn thế giới. Ảnh: Internet

National Geographic tiến hành thu thập và lựa chọn những phát hiện đáng chú ý từ công sức của 3.000 nhà khoa học khắp thế giới, để đưa ra danh sách những khám phá khoa học đỉnh cao trong 10 năm qua, mời độc giả theo dõi.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 2.

Thập kỷ 2010, giới khảo cổ học quốc tế đã có những khám phá phi thường:

Năm 2013, các nhà nghiên cứu người Anh cuối cùng đã tìm thấy thi thể của Vua Richard III, bên dưới bãi đậu xe ngày nay.

Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã thông báo rằng khu phức hợp đền El Castillo de Huarmey ở Peru vẫn còn một ngôi mộ hoàng gia hoang sơ.

Năm 2016, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nghĩa trang Philistine đầu tiên, cung cấp một bức tranh chưa từng có về cuộc sống của những người Philistine.

Và vào năm 2018, các nhà khảo cổ ở Peru đã công bố địa điểm hiến tế trẻ em lớn nhất từng được phát hiện, trong khi các nhà khoa học khác làm việc ngày đêm tại Guatemala và phát hiện hơn 60.000 tòa nhà Maya cổ mới được xác định bằng tia laser.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 3.

Hình ảnh phục dựng tàu H.M.S. Erebus gặp nạn ở Bắc Cực. Nguồn: Internet

Những khám phá khảo cổ lớn cũng nổi lên từ dưới nước sâu. Vào năm 2014, một đội thám hiểm người Canada cuối cùng đã tìm thấy H.M.S. Erebus, một tàu nghiên cứu Bắc Cực xấu số đã chìm vào năm 1846.

Dự án Khảo cổ Hàng hải Biển Đen đã tìm thấy hơn 60 vụ đắm tàu ​​lịch sử dưới đáy Biển Đen, bao gồm cả một con tàu nguyên thủy 2.400 năm tuổi được phát hiện vào năm 2018. 

Và vào năm 2019, các quan chức Alabama đã tuyên bố phát hiện ra Clotilda đã mất từ ​​lâu, con tàu cuối cùng chở người châu Phi nô lệ sang Mỹ.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 4.

Thập kỷ qua chứng kiến lượng khí thải carbon dioxide (CO2, một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ nhất trên Trái Đất) đạt đến mức chưa từng thấy trong thế kỷ 21, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng kỷ lục.

Ngày 9/5/2013, lần đầu tiên mức CO2 toàn cầu đạt 400 ppm trong lịch sử loài người và đến năm 2016, mức CO2 tiếp tục giữ vững trên ngưỡng này. Kết quả là, cả thế giới cảm thấy một sự gia tăng nhiệt độ. Các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019 là 5 năm nóng nhất được ghi nhận kể từ năm 1880.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 5.

Nóng lên toàn cầu đang gây ra những hậu quả khôn lường cho con người, sinh vật sống trên Trái Đất. Nguồn: Internet

Bắt đầu từ năm 2014, các đại dương ấm lên đã khởi động một sự kiện tẩy trắng san hô toàn cầu. San hô trên khắp thế giới bị chết, bao gồm cả các phần của Rạn san hô Great Barrier (Australia). Năm 2019, Australia tuyên bố loài Melomys rubicola (động vật có vú thuộc họ Chuột) sống ở đảo tuyệt chủng do mực nước biển dâng, đây là loài động vật có vú đầu tiên bị mất do biến đổi khí hậu nhân tạo.

Truyền thông quốc tế đã đăng hàng loạt báo cáo, kêu gọi, cảnh báo của các nhà khoa học thế giới về sự nóng lên toàn cầu cũng như những biến đổi của khí hậu thế giới, những rủi ro mà nó gây ra và biện pháp phải ứng phó ngay lập tức.

Năm 2014, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã công bố đánh giá thứ năm về thực tế và hậu quả của biến đổi khí hậu, và một năm sau đó, các quốc gia trên thế giới đã đàm phán Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu, hiệp định khí hậu toàn cầu nhằm giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C - ngưỡng nguy hiểm.

Vào tháng 10/2018, IPCC đã công bố một báo cáo nghiệt ngã khác, trong đó nêu ra các thiệt hại kinh tế khổng lồ khi nhiệt độ Trái Đất tăng 1,5 độ C vào năm 2100 cùng những thảm họa khủng khiếp mà hành tinh phải đối mặt ở ngưỡng nhiệt độ này.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 7.

Càng về sau, nhân loại càng phát triển ngành kỹ nghệ vũ trụ vượt bậc, từ đó triển khai những kế hoạch thám hiểm không gian rực rỡ cho hành trình chinh phục vũ trụ của loài người.

Thập niên 2010 là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đối với tàu vũ trụ, khi việc tiếp cận quỹ đạo Trái Đất tầm thấp và tầm xa hơn đã trở thành lĩnh vực thương mại toàn cầu.

Năm 2011, Trung Quốc đã phóng phòng thí nghiệm không gian đầu tiên, Tiangong-1, lên quỹ đạo. Trong năm 2014, Mars Orbiter Mission của Ấn Độ đến Hành tinh  Đỏ, chính thức đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên đưa tàu vũ trụ đổ bộ thành công sao Hỏa sau nỗ lực đầu tiên.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 8.

Mars Orbiter Mission của Ấn Độ. Nguồn: Vipul Barad/Planetary

Năm 2019, Trung Quốc đưa tàu đổ bộ Chang'e-4 đổ bộ thành công xuống nửa tối Mặt Trăng lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đưa nước này trở thành quốc gia đầu tiên có tàu thám hiểm nửa tối của Mặt Trăng, đồng thời là nước thứ ba (sau Mỹ và Nga) thám hiểm Mặt Trăng.

Tại Mỹ, NASA và các công ty vũ trụ tư nhân khác như Blue Origin, SpaceX đang triển khai một loạt các dự án đưa người đổ bộ Mặt Trăng, thám hiểm sao Hỏa.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 9.

Thập kỷ này đã chứng kiến ​​nhiều tiến bộ trong việc tìm hiểu câu chuyện nguồn gốc phức tạp của tổ tiên loài người chúng ta. Vào năm 2010, nhà thám hiểm của National Geographic Lee Berger đã tiết lộ một tổ tiên xa xôi của loài người là Australopithecus sediba. 

Năm năm sau, năm 2015, Lee Berger tuyên bố rằng hệ thống hang động Cái nôi của Nhân loại (Cradle of Humankind) ở tây bắc Johannesburg, Nam Phi chứa hóa thạch của một loài mới: Homo naledi, một loài đã tuyệt chủng thuộc chi Người, sống ít nhất trong khoảng từ 236.000 đến 335.000 năm trước.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 10.

Những bằng chứng đầu tiên về người Denisova được các nhà khảo cổ học tìm thấy đầu tiên năm 2010. Nguồn: JOE MCNALLY, NAT GEO IMAGE COLLECTION

Vào năm 2010, một nhóm nghiên cứu quốc tế công bố phát hiện DNA từ bộ xương Siberia cổ đại, không giống với bất kỳ con người hiện đại nào, được xem là bằng chứng đầu tiên về người Denisova. Nhóm nhà khoa học quốc tế nhận định nhóm này có cùng nguồn gốc với người Neanderthal và lai giống với tổ tiên của người Melanesia hiện đại.

Năm 2019, các nhà nghiên cứu của Philippines đã công bố hóa thạch của Homo luzonensis (Di cốt Callao) và đưa ra những nhận định ban đầu về sự di cư của Callao Man ở Đông Nam Á.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 11.

Thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 chứng kiến bước tiến vượt trội của ngành thiên văn vũ trụ thế giới. Một trong số đó việc các nhà khoa học quốc tế quan sát được 'quái vật vô hình' trong vũ trụ: Hố đen/Lỗ đen, từ đó khẳng định sự tồn tại của chúng lần đầu tiên trong lịch sử.

Bức ảnh đầu tiên về hố đen siêu lớn tại trung tâm thiên hà Messier 87 (M87), cách Trái Đất 53 triệu năm ánh sáng, chứng minh một điều (theo một nghĩa nào đó), nhân loại đã quan sát được "thứ vô hình".

Hố đen khổng lồ của thiên hà M87 có khối lượng gấp 6,5 tỷ lần Mặt Trời của chúng ta, kích cỡ gần bằng dài Ngân Hà của chúng ta.

Hố đen của M87 ở rất xa, giới thiên văn học đã ví kỳ tích kỹ thuật đáng kinh ngạc này (chụp được hố đen) giống như việc cố gắng quan sát một vật thể có kích thước 1mm từ khoảng cách 13.000 km.

Công trình là kết quả lao động miệt mài của hơn 200 nhà khoa học quốc tế thuộc dự án Kính thiên văn Chân trời sự kiện (Event Horizon Telescope - EHT).

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 12.

Hình ảnh hố đen do kính EHT chụp được, được các nhà khoa học cung cấp hôm 10/4/2019. Nguồn: EHT collaboration

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 13.

Giám đốc chương trình EHT - ông Shep Doeleman (ngoài cùng, bên trái) diễn thuyết về bức ảnh đầu tiên chụp hố đen ở M87 tại một cuộc họp báo ở Washington hồi tháng 4/2019. Ảnh: Pete Marovich/EPA

Trên thực tế, dữ liệu hình ảnh hố đen được lấy vào năm 2017 nhưng các nhà khoa học đã phải mất 2 năm để ghép các dữ liệu hình ảnh lại với nhau từ 8 đài quan sát độc lập nằm rải rác trên toàn cầu như một máy dò khổng lồ, để cho ra bức hình đi vào lịch sử như EHT vừa công bố ngày 10/4/2919.

Việc quan sát được hố đen đã chứng minh cho tiên đoán của Albert Einstein (1879-1955) về 'quái vật vũ trụ' trong Thuyết Tương đối rộng cách đây hơn 100 năm là hoàn toàn chính xác.

Nhờ thành tựu có 1-0-2 trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21 này, tập thể các tác giả bức ảnh hố đen đã vinh dự nhận Giải thưởng đột phá (Breakthrough Prize) thuộc Quỹ Đột phá (Breakthrough Foundation) trị giá 3 triệu USD, The Guardian thông tin.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 14.

Ngày 20/5/2019 - Ngày Đo lường Thế giới, định nghĩa 1 kilogram mới chính thức có hiệu lực dưới sự đồng thuận của tập thể các nhà đo lường, nhà khoa học và cộng đồng quốc tế trong cuộc họp của Đại hội đồng về Trọng lượng và Đo lường Thế giới (CGPM) tổ chức tại Versailles (Pháp) ngày 16/11/2018.

Định nghĩa kilogram mới (thay thế hoàn toàn quả cân Le Grand K) được xác định theo hằng số vật lý có tên là Hằng số Planck. Theo đó, các nhà khoa học sử dụng 3 khái niệm gồm hằng số Planck, tốc độ ánh sáng và tần số cộng hưởng của nguyên tử Xêsi để định nghĩa 1 kilogram mới.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 15.

Quả cân Le Grand K trong căn hầm mật ở Pháp. Nguồn: Internet

Tiến sĩ Terry Quinn, Giám đốc danh dự Cục cân và đo lường Quốc tế (BIPM) cho biết, định nghĩa mới này không có ảnh hưởng đến giao dịch, thương mại quốc tế... Tuy nhiên, đối với các nhà khoa học, định nghĩa 1 kilogram bằng Hằng số Planck mở đường cho những cải tiến không giới hạn về độ chính xác của các phép đo, mở ra khả năng thực hiện các phép đo chính xác với số lượng rất nhỏ và rất lớn về sau.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 16.

Kiến thức của nhân loại về ngoại hành tinh (hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời) đã có những bước tiến vượt bậc trong thập kỷ 2010. Tất cả nhờ vào một phần không nhỏ của Kính viễn vọng Không gian Kepler của NASA.

Từ năm 2009 đến 2018, 'thợ săn ngoại hành tinh' Kepler đã tìm thấy hơn 2.700 ngoại hành tinh được xác nhận, chưa kể con số tương đương đang chờ các nhà thiên văn xác định.

Tiếp tục sứ mệnh của Kepler là kính viễn vọng không gian TESS của NASA. Phóng đi năm 2018, TESS đang bắt đầu cuộc khảo sát bầu trời đêm và 'săn' được 34 ngoại hành tinh được xác nhận.

Song song với các cuộc thám hiểm từ không gian, các cuộc nghiên cứu từ mặt đất cũng được thực hiện. Năm 2017, các nhà nghiên cứu đã công bố phát hiện TRAPPIST-1, một hệ sao chỉ cách chúng ta 39 năm ánh sáng, chứa 7 hành tinh có kích thước Trái Đất.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 18.

Hình ảnh so sánh giữa Trái Đất và ngoại hành tinh Proxima b. Nguồn: Supernovacondensate

Năm 2016, dự án Pale Red Dot đã công bố phát hiện Proxima b, một ngoại hành tinh có kích thước Trái Đất quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, chỉ cách 4,25 năm ánh sáng.

Hành trình kiếm tìm ngoại hành tinh có kích thước/tính chất tương tự Trái Đất (gọi là siêu Trái Đất) là bước đệm để các nhà thiên văn học tìm kiếm hành tinh có thể có dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh, từ đó có những chiến lược mới trong hành trình tìm kiếm những ngôi nhà thứ hai, thứ ba trong vũ trụ bao la.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 19.

Thập kỷ qua, các nhà sinh học hiện đại đã xác định rất nhiều loài mới tồn tại trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm, họ định danh được 18.000 loài mới. 

Trong số đó phải kể đến các loài như khỉ mũi hếch Myanmar, chuột khổng lồ Vangunu và Olinguito, loài thú ăn thịt mới phát hiện đầu tiên ở Tây bán cầu kể từ cuối những năm 1970.

Thập kỷ rực rỡ: Khám phá phi thường của nhân loại, chứng minh tiên đoán của Einstein là đúng - Ảnh 20.

Loài khỉ mũi hếch Myanmar. Ảnh: Internet

Ngoài ra, một số động vật, chẳng hạn như loài thú hiếm Saola (Pseudoryx nghetinhensis) ở Việt Nam đã được phát hiện một lần nữa sau khi mất tích trong nhiều năm.

Tuy nhiên, song song với quá trình tìm thêm các loài mới này, Trái Đất đang đối mặt với nguy cơ mới: Các nhà khoa học đã tính được tỷ lệ theo cấp số nhân của sự tuyệt chủng hiện đại. 

Năm 2019, các nhà khoa học cảnh báo rằng một phần tư các nhóm thực vật và động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, có nghĩa là có tới một triệu loài mà giới khoa học biết/chưa biết đến hiện đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Bài viết sử dụng nguồn: National Geographic

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại