Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng đang đối mặt với trạng thái hôn nhân "nửa vời", tức là "có" nhưng vẫn cảm thấy cô đơn.
Họ cho rằng cuộc sống có quá nhiều thứ phải lo, với đầy rẫy những áp lực, gánh nặng nên thời gian rảnh họ sẽ giải trí bằng điện thoại, máy chơi game và quên mất sự tồn tại của người bạn đời.
Người ta bảo trạng thái đáng sợ nhất là cảm giác cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình, bên cạnh người mình yêu thương.
Dĩ nhiên không phải cuộc hôn nhân nào cũng như vậy. Nhiều cặp vợ chồng không quá ngọt ngào hay lãng mạn nhưng họ lại duy trì được trạng thái bình ổn cần thiết.
Nghiên cứu tâm lý cho thấy hầu hết các cặp vợ chồng hạnh phúc đều có điểm chung "giao tiếp trước khi đi ngủ".
Ảnh minh họa
Trong cuộc sống hôn nhân, chúng ta luôn cảm thấy hai người ở bên nhau đã lâu, chẳng có chuyện gì để nói, nhất là sau một ngày dài mệt mỏi. Thực ra những khoảng lặng đó sẽ vô hình tiêu hao rất nhiều cảm xúc theo thời gian.
Trong "Key Conversations" có câu: "Hầu hết những việc ảnh hưởng đến cuộc sống, nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ thấy chúng đều do giao tiếp kém gây ra".
Nếu bạn hiểu một số từ, bạn sẽ biết đối phương muốn diễn đạt điều gì, và nếu bạn chủ động đặt câu hỏi, sẽ không có sự hiểu lầm.
Nhìn từ góc độ tích cực thì đôi khi cãi nhau cũng là một phương thức giao tiếp. Bởi lúc ấy bạn sẽ nói ra hết những uất ức trong lòng, ngược lại bạn cũng sẽ hiểu đối phương nghĩ gì.
Ngôn ngữ là công cụ, đôi tai là con đường tắt dẫn đến tâm hồn, nếu chúng ta sử dụng tốt ngôn ngữ như một công cụ, nó có thể giúp chúng ta đi vào trái tim của đối phương nhanh nhất.
Đêm là điểm mở của cảm xúc, ở khoảng thời gian này, lòng người sẽ trở nên mềm yếu và tiếp nhận hết những tình cảm mà bạn đời trao cho.
Nếu có thể tận dụng tốt thời điểm này, câu chuyện gây tranh cãi lúc ban ngày của bạn cũng sẽ được giải quyết dễ dàng khi màn đêm buông xuống.
Theo cách này, "giao tiếp trước khi đi ngủ" kết hợp hai đặc điểm của ngôn ngữ và kết nối cảm xúc, và hai đặc điểm này có thể sinh ra công cụ cộng hưởng cảm xúc cơ bản nhất giữa con người với nhau. Đó là sự đồng cảm.
Cuốn sách "Sức mạnh của sự đồng cảm" của tác giả Arthur. Joramikali có câu: "Bản chất của sự đồng cảm là mở rộng cuộc sống của bạn vào cuộc sống của người khác, đặt đôi tai của bạn vào tâm hồn của người khác và lắng nghe bằng trái tim những lời thì thầm khẩn thiết nhất".
Chỉ khi đêm xuống, khi rúc vào lòng người mình yêu, ta mới có thể trút bỏ mọi lớp ngụy trang và trở về với con người thật của mình, không che giấu, được yếu đuối và muộn phiền.
Vào lúc này, hãy giao tiếp với nhau, nói về một số điều thú vị, vài mẩu chuyện chẳng đầu chẳng cuối, cảm xúc bực tức trong ngày và giải quyết hết để sau một giấc ngủ chúng ta đón chào ngày mới với tâm trạng tích cực.
Leo Tolstoy đã nói: "Hạnh phúc mà những người đã kết hôn có được từ nhau mới chỉ là bước đầu của hôn nhân chứ chưa có ý nghĩa trọn vẹn. Toàn bộ ý nghĩa của hôn nhân đều chứa đựng trong cuộc sống gia đình".
Kể cả những chuyện lặt vặt bạn nghĩ nó không cần chia sẻ nhưng góp nhặt vào lại trở thành vấn đề lớn. Và khi im lặng trở thành một thói quen của hai vợ chồng, tình cảm đi xuống rất khó tháo gỡ.
Đúng là bất kỳ cuộc hôn nhân hạnh phúc nào cũng không thể tách rời sự chung sức của vợ chồng, bởi vì đó là chuyện của hai người, như một bàn tay không làm nên tiếng vỗ.
Bởi vậy, vừa gặp vấn đề đừng lạnh lùng, cũng đừng cho rằng đã quá quen thuộc với nhau nên không cần chia sẻ. Bạn luôn nghĩ hai vợ chồng bất đồng quan điểm không thể nói chuyện nhưng quên mất xuất phát điểm của cuộc hôn nhân này là tình yêu. Hãy thử đổi thời điểm để nhẹ nhàng trao đổi, biết đâu sẽ mang lại hiệu quả không ngờ.