Trước đây, các nhà khoa học đã từng tìm ra rất nhiều loại cá đặc biệt sống dưới đáy đại dương, thâm chí trong số đó vẫn còn những con có chân, chưa tiêu biến hết.
Nhưng mới đây, người ta còn tìm được một loài mới, đặc biệt hơn rất nhiều, đó là cá tay đỏ, tên khoa học là Thymichthys Politus, được cho là loài cá quý hiếm nhất thế giới, chỉ sống giới hạn ở một rặng san hô dài 50m ở Vịnh Frederick Henry gần Hobart, đông nam Tasmania.
Cá có tay màu đỏ.
Cuộc khảo sát gần đây tại địa điểm đó đã tìm thấy 8 cá thể, giúp các nhà khoa học ước tính rặng san hô có từ 20 đến 40 con cá quý hiếm.
Địa điểm thứ hai là rặng san hô cùng diện tích ở cách đó không xa. Ước tính số lượng cá cũng như thế.
Một số người dân đã báo tin nhìn thấy cá trong khu vực đó nên nhóm 7 thợ lặn đã dành hai ngày tìm kiếm ở rặng san hô.
Rick Stuart-Smith - nhà nghiên cứu của trường ĐH Tasmania, Viện nghiên cứu biển và Nam Cực, nói: Có thể có những quần thể cá tay đỏ khác chưa được khám phá.
Tuy nhiên, Stuart-Smith - người điều phối dự án điều tra hàng năm, nói rằng quần thể mới này có khả năng bị cô lập bởi vì cá này không thể bơi dài.
Stuart-Smith nói: "Nếu chúng bị làm phiền, chúng có thể phá tung một chút, sau đó sẽ bơi 50cm và làm tổ lại. Chúng đi bằng vây một cách khó nhọc dưới đáy biển".
Loài cá này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Có 3 loài cá ở Tasmania đang bị đe dọa tuyệt chủng. Cá đỏ là loài hiếm nhất vẫn còn thấy trong tự nhiên. Ông Stuart-Smith cho biết các nhà nghiên cứu sẽ xem xét tính khả thi của chương trình chăn nuôi cá đỏ.
Nguồn bài và ảnh: The Guardian, Science Alert