Bài viết là lời chia sẻ của một người đàn ông trung niên giấu tên, hiện anh sinh sống tại Chiết Giang (Trung Quốc). Sau khi được đăng tải trên Toutiao, anh nhận được nhiều đồng cảm.
Trong ngày đầu năm, tôi nhận được lời mời tham gia họp lớp cấp 3 từ lớp trưởng. Sau khi suy nghĩ đắn đo, tôi quyết định tới tham dự, nhưng bầu không khí ở đó thật gượng gạo, khó chịu. Tôi mong rằng việc họp lớp để kết nối bạn học, để mọi người nhớ lại kỷ niệm cũ, chia sẻ cuộc sống hiện tại, chứ đó không phải nơi khoe khoang.
Trong số các bạn cùng lớp, một số bạn nữ bắt đầu phô trương sự giàu có và địa vị của mình sau khi kết hôn với những người giàu có, trong khi một số bạn nam lại phô trương địa vị và quyền lực của mình.
Trong số các bạn cùng lớp, một số bạn nữ bắt đầu phô trương sự giàu có và địa vị của mình sau khi kết hôn với chồng giàu có, trong khi một số bạn nam lại khoe khoang quyền lực, tài sản. Những màn khoe khoang, thể hiện hỡm hĩnh khiến tôi cảm thấy khó chịu vì tình bạn không còn vô tư, hồn nhiên như trước.
Một số bạn khác trước đây chưa từng thân thiết, chúng tôi cũng không liên lạc sau khi tốt nghiệp lại đến bàn mời rượu rồi hỏi vay tiền tôi. Có bạn lại muốn tôi góp vốn làm ăn chung. Không khí sôi nổi, ồn ào nhưng thật sự gượng gạo, "dở khóc dở cười".
Tôi nghĩ trong đời có vài người bạn thân hiếm hoi là đủ, không cần phải quá bận tâm đến những người khác. Tôi không cần phải đưa nhiều người bước vào cuộc sống của mình, mỗi người có một số mệnh khác nhau, cớ gì phải gượng ép. Tôi muốn những mối quan hệ chất lượng, chứ không phải số lượng.
Tình bạn trong cánh cổng trường thật đẹp, hồn nhiên nhưng sau khi bước ra ngoài xã hội, nó không còn đơn thuần như trước. Mỗi người đã có quá nhiều sự thay đổi, có người thành công, có người thất bại. Tôi nhận ra cuộc sống là hành trình gặp gỡ rồi chia ly. Sẽ có những người khác nhau ở bên chúng ta trong mỗi giai đoạn, và họ không hẳn sẽ đồng hành cùng chúng ta suốt hành trình dài.
1. Trình độ học vấn không quyết định bạn là ai: Khi còn đi học, các thầy cô giáo thường nói với chúng ta là hãy chăm chỉ học tập vì như vậy mới có công việc tốt, đỡ vất vả trong tương lai. Nhưng thực tế, trình độ học vấn chỉ là bước đệm để chúng ta bước vào xã hội. Đừng chỉ chú tâm học mà quên phát triển các kỹ năng khác bởi suy cho cùng, trường học và xã hội là hai thế giới hoàn toàn khác nhau.
2. Duy trì các mối quan hệ lành mạnh: Vòng tròn giao tiếp cùng các mối quan hệ xã hội rất quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn hãy nhớ lựa chọn những mối quan hệ lành mạnh để phát triển, tránh mất thời gian cho những thứ vô bổ, khiến chúng ta có thể lạc hướng.
3. Bạn bè quan trọng ở chất lượng hơn số lượng: Nhiều người luôn khoe khoang xung quanh có nhiều bạn bè thân thiết. Nhưng khi gặp khó khăn, những người bạn đó lại không sẵn sàng giúp đỡ. Hơn nữa, hãy nhớ rằng càng thành công trong cuộc sống, thì bạn bè thật lòng lại càng ít đi. Những người vẫn còn thân thiết chính là những người đối xử chân thành với bạn nhất. Bạn bè không quan trọng số lượng mà chỉ cần chất lượng cùng sự chân thành.
4. Không ngừng hoàn thiện bản thân: Nhiều khi mọi người thường viện lý do bận rộn, không có thời gian mà từ bỏ việc học, rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Nhưng cuộc sống rất khốc liệt, nếu không nỗ lực, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau. Mỗi người cần không ngừng học tập và trau dồi bản thân. Chúng ta phải cố gắng để không bị bỏ lại khỏi ván cờ cuộc đời.
Tổng hợp