Ngày nay, nguồn năng lượng điện chúng ta sử dụng đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, và năng lượng gió luôn được xem là một trong những nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường.
Và có lẽ nhiều người sẽ liên tưởng đến những chiếc cột cao và cồng kềnh với những cánh quay khổng lồ khi nghĩ đến các tuabin phát điện bằng sức gió, nhưng hôm nay chúng ta sẽ nói về một thứ hoàn toàn khác, một loại tuabin gió mới.
Chúng có kích thước nhỏ, có giá trị thẩm mỹ cũng như hiệu năng cao và khi mới nhìn vào có lẽ nhiều người sẽ không tin rằng đây là những cỗ máy phát điện.
Bức tường gây hoa mắt này có thể giúp cho hóa đơn tiền điện mỗi tháng giảm xuống thấp bất ngờ
Nhà thiết kế và doanh nhân người Mỹ Joe Doucet là một trong những người tiên phong trong lĩnh vực này, và những sản phẩm ông tạo ra trông rất giống với những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt khí động học.
Tường tuabin gió của ông bao gồm một lưới các ô vuông quay đồng thời dọc theo 25 trục. Kích thước và định dạng có thể tùy biến theo những nơi có thể sắp đặt cũng như theo sở thích của chủ sở hữu, vì vậy, các biến thể của bức tường này có thể được sử dụng ở bất kỳ đâu, miễn là có khoảng cách hợp lý, như bên cạnh đường cao tốc hoặc hàng rào xung quanh một tòa nhà.
Khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá hành tinh, con người phải cố gắng tìm kiếm các nguồn năng lượng tái tạo hiệu quả hơn những nguồn năng lượng hóa thạch. Trong khi các công nghệ mới được phát triển mỗi năm để chống lại vấn đề này, thì một nguồn năng lượng cổ điển vẫn tiếp tục phát triển vượt qua tất cả.
Đúng vậy, năng lượng gió tiếp tục là một trong những nguồn năng lượng bền vững hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện có. Với suy nghĩ này, nhà thiết kế Joe Doucet và công ty của mình có trụ sở tại York đã tạo ra những bức tường tuabin gió, một dự án kết hợp nghệ thuật và công nghệ thành một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho ngôi nhà của chúng ta.
Theo tiêu chuẩn ban đầu, bức tường này sẽ được tạo thành từ 25 máy phát điện tuabin gió có sẵn. Chúng được gắn vào 25 thanh thẳng đứng với các tấm hình vuông được gắn bên cạnh. Hiện tại, bức tường cao 2,4 mét và rộng 7,6 mét, nhưng như đã nói ở trên, bức tường có thể được thiết kế tùy biến theo khoảng không gian lắp đặt mong muốn.
Doucet cho biết: "Bạn có thể lắp đặt những bức tường này để bao phủ toàn bộ các tòa nhà".
Trong những năm gần đây, năng lượng gió đã trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo phổ biến nhất ở Hoa Kỳ. Thị trường năng lượng gió được dự đoán sẽ vượt 180 tỷ USD vào năm 2027, và mới tuần trước, quốc gia này đã công bố kế hoạch xây dựng các trang trại điện gió trên toàn bộ bờ biển Hoa Kỳ.
Tường tuabin gió được làm bằng một lưới các ô vuông quay cùng lúc theo 25 trục. Hiện tại, nó được làm bằng 25 máy phát tuabin gió gắn vào các thanh thẳng đứng với các tấm hình vuông gắn trên chúng.
Doucet, người đã xây dựng một mẫu thử nghiệm, nói rằng những bức tường này có thể cung cấp năng lượng cho một ngôi nhà ở Mỹ với công suất sử dụng hơn 10.000 kW giờ mỗi năm.
Nhà thiết kế cũng cho biết ông đang đàm phán với các nhà sản xuất để có thể đưa sản phẩm ra thị trường sớm hơn dự kiến. Năng lượng gió đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các lưới điện quốc gia trên toàn thế giới giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng.
Đặc biệt, trước tình trạng khủng hoảng năng lượng điện trong thời gian gần đây trên thế giới thì những nghiên cứu về năng lượng gió và năng lượng mặt trời là điều cần thiết để con người tránh những phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch.
Năng lượng gió đã được sử dụng từ hằng trăm năm nay. Con người đã dùng năng lượng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, ngoài ra năng lượng gió còn được sử dụng để tạo công cơ học nhờ vào các cối xay gió.
Ý tưởng dùng năng lượng gió để sản xuất điện hình thành ngay sau các phát minh ra điện và máy phát điện. Lúc đầu nguyên tắc của cối xay gió chỉ được biến đổi nhỏ và thay vì là chuyển đổi động năng của gió thành năng lượng cơ học thì dùng máy phát điện để sản xuất năng lượng điện.
Khi bộ môn cơ học dòng chảy tiếp tục phát triển thì các thiết bị xây dựng và hình dáng của các cánh quạt cũng được chế tạo đặc biệt hơn. Ngày nay người ta gọi đó tuốc bin gió, khái niệm cối xay gió không còn phù hợp nữa vì chúng không còn có thiết bị nghiền.
Từ sau những cuộc khủng hoảng dầu trong thập niên 1962 việc nghiên cứu sản xuất năng lượng từ các nguồn khác được đẩy mạnh trên toàn thế giới, kể cả việc phát triển các tuốc bin gió hiện đại.