BRICS nắm giữ chìa khoá 100 tỷ USD của thị trường dầu mỏ: Lợi thế phi đô la hoá càng lớn chỉ với 'một cái gật đầu'

Vu Lam |

Theo phân tích, việc BRICS kết nạp thêm các thành viên là quốc gia Đông Nam Á sẽ giúp khối này gia tăng tầm ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ.

BRICS nắm giữ chìa khoá 100 tỷ USD của thị trường dầu mỏ: Lợi thế phi đô la hoá càng lớn chỉ với 'một cái gật đầu'- Ảnh 1.

Sức ảnh hưởng của BRICS tiếp tục tăng lên ở Đông Nam Á, một khu vực được đánh giá là mang tính chiến lược nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Theo phân tích của Rystad Energy, việc khối này kết nạp thêm các thành viên là quốc gia Đông Nam Á có thể giúp lợi nhuận của ngành dầu mỏ tăng thêm 100 tỷ USD vào năm 2028. Triển vọng này được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư, các dự án khoan dưới đáy biển và những tiến bộ đáng kể trong việc thu hồi và lưu trữ carbon (CSS).

Những phát hiện gần đây ở Indonesia và Malaysia, cùng với đó là việc 2 nước này bày tỏ sự quan tâm gia nhập BRICS, là những yếu tố chính thúc đẩy cho sự khởi sắc này. Kế hoạch của 2 quốc gia Đông Nam Á có thể tạo điều kiện thuận lợi cho họ với việc gia nhập BRICS và giúp hưởng lợi đáng kể từ lĩnh vực dầu mỏ.

BRICS đã gây ấn tượng mạnh với cả thế giới trong năm 2024 nhờ mục tiêu phi đô la hoá, giảm sự phụ thuộc vào đồng bạc xanh. Tuy nhiên, bất chấp những tham vọng này, các giao dịch mua bán dầu mỏ đến nay vẫn được thực hiện bằng đồng USD, ngay cả bởi các thành viên là “ông lớn” dầu mỏ như Ả Rập Xê Út.

Phân tích của Rystad Energy chỉ ra rằng lợi ích kinh tế từ đồng USD vẫn là rất lớn với khối BRICS. Sự mâu thuẫn này càng làm nổi bật tính phức tạp của các mối quan hệ kinh tế quốc tế.

Hơn nữa, nếu BRICS kết nạp thêm các thành viên là các nước Đông Nam Á, như Indonesia và Malaysia, thì tác động đối với ngành dầu mỏ sẽ là khá lớn. 2 quốc gia này đều có cùng mục tiêu với khối và có thể được hưởng lợi từ động lực tăng trưởng này. Chưa dừng ở đó, việc mở rộng có thể củng cố vị thế của BRICS trên thị trường năng lượng toàn cầu, từ đó tạo ra một trung tâm quyền lực mới.

Nhìn chung, tiềm năng mở rộng với sự tham gia của 2 nước Đông Nam Á và hoạt động đầu tư vào dầu mỏ có thể xác định lại sự cân bằng kinh tế toàn cầu vào năm 2028. Nếu BRICS thành công với quá trình hội nhập và vượt qua những thách thức của việc phi đô la hoá, thì khối này sẽ xoay chuyển toàn bộ ngành năng lượng toàn cầu.

Tổng hợp


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại