Kể từ cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, tuần qua là một trong những tuần hỗn loạn nhất khi người Anh không có gì chắc chắn về việc ra đi như thế nào và bao giờ kể từ khi họ gia nhập Liên minh châu Âu 46 năm trước.
Ngày 1/4 Hạ viện Anh sẽ phải bỏ phiếu cho các lựa chọn Brexit khác nhau, rồi bà May có thể sẽ phải thử vận may mắn lần cuối cùng để thỏa thuận Brexit của bà được bỏ phiếu thông qua tại Hạ viện vào ngày 2/4.
Chính phủ của bà May và đảng của bà, những người đang vật lộn với cuộc "ly hôn" châu Âu trong vòng 30 năm qua, đang trong cuộc xung đột công khai. Chính những người trong đảng của bà May tại Hạ viện cho rằng, chính phủ nên rõ ràng hơn sau khi bà May bị mất đa số ghế tại Hạ viện thì không tránh khỏi việc chấp nhận một thỏa thuận Brexit mềm mại hơn.
Ông Julian Smith, người cầm đầu phe chống đối bà May tại đảng Bảo thủ ở Hạ viện ,cho rằng, các bộ trưởng nên tìm cách làm suy yếu thủ tướng. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC ngày 1/ 4, ông nói: “Chính phủ của bà May nên xác định rõ ràng hơn những hậu quả của nó. Thái độ của họ là một ví dụ tồi tệ nhất về một nội các yếu kém trong lịch sử chính trị ở Anh”.
Mặc dù vậy, nhiều người trong đảng của bà May muốn có sự ra đi quyết đoán với EU hơn những gì bà May đã đề xuất. Tờ The Sun cho biết, 170 trong số 314 nghị sỹ đảng Bảo thủ của bà May đã gửi cho bà một lá thư đề nghị rằng, Brexit sẽ phải diễn ra trong vài tháng nữa, dù có hoặc không có thỏa thuận.
Brexit tiêu tan
Ngày 23/6/2016, một cuộc trưng cầu dân ý tại Anh đã diễn ra để lựa chọn việc nước Anh ra đi hay ở lại Liên minh châu Âu, có tới 17,4 triệu cử tri, chiếm 51,9% ủng hộ nước Anh rời khỏi EU, trong khi đó có 16,1 triệu người, chiếm 48,1% ủng hộ ở lại.
Tuy nhiên kể từ đó trở đi, những người phản đối Brexit luôn tìm kiếm cuộc “ly hôn” mềm mại hoặc thậm chí là không ra đi nữa.
Tờ Times cho biết, bà May đã bị một số bộ trưởng cao cấp trong chính phủ của bà cảnh báo rằng, bà phải đối mặt với việc từ chức nếu bà đồng ý theo đuổi Brexit mềm mại hơn.
Cuộc khủng hoảng Brexit hiện nay đang rơi vào tình trạng hỗn loạn và để lại một nước Anh chia rẽ. Những người ủng hộ cả Brexit và ủng hộ Anh vẫn là thành viên EU đã diễu hành khắp Londoan tuần qua. Nhiều người ở cả hai phía đều cảm thấy bị phản bội bởi ngôi sao chính trị đã thất bại trong quyền hạn lãnh đạo của mình.
Hạ viện Anh dự kiến sẽ bỏ phiếu vào lúc 19.00 GMT ngày 1/ 4 (tức 2 giờ sáng ngày 2/ 4 giờ Hà Nội) để quyết định các phương án Brexit khác do Chủ tịch Hạ viện John Bercow lựa chọn từ 9 đề xuất của các nhà lập pháp, trong đó có ra đi không thỏa thuận, ngăn Brexit không thỏa thuận, liên minh thuế quan hoặc một cuộc trưng cầu dân ý lần 2.
Thư ký pháp lý của Hạ viện David Gauke cho biết: “ Không có lựa chọn nào lý tưởng và không có cuộc thảo luận nào thật sự tốt chống lại bất kỳ hậu quả nào tại thời điểm này, nhưng chúng tôi sẽ phải làm một điều gì đó”.
Ông cũng nói với BBC: “Thủ tướng đã phản ánh những lựa chọn đó là gì và đang cân nhắc điều gì sẽ xảy ra, nhưng tôi không nghĩ rằng có bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Chúng ta rõ ràng phải cân nhắc rất kỹ lưỡng thiện chí của quốc hội”.
Hầu như không có lựa chọn Brexit nào giành được đa số phiếu tại Hạ viện, nên có nhiều đồn đoán rằng, một cuộc bầu cử nhanh có thể được kêu gọi , mặc dù cuộc bỏ phiếu này cũng sẽ không thể đoán định được và không rõ ai sẽ là người lãnh đạo đảng Bảo thủ.
Phó chủ tịch đảng Bảo thủ James Cleverly cho biết, họ không có ý định cho một cuộc bầu cử. Tuy nhiên, phó chủ tịch Công đảng đối lập Tom Watson lại cho biết, đảng của ông ủng hộ một cuộc bầu cử.
Những người phản đối Brexit sợ rằng, việc rời khỏi EU sẽ làm cho nước Anh nghèo đi, ít mở cửa và chia rẽ phương Tây khi đang đối mặt với sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga.
Còn những người ủng hộ Brexit lại cho rằng, đây là cơ hội thoát khỏi sự trì trệ của EU mà họ tin rằng đang bị thụt lùi so với các cường quốc khác trong thế kỷ 21.