Từ xa xưa đến nay, ở hầu hết các vùng trên thế giới thì mối quan hệ "dì ghẻ, con chồng" luôn là chủ đề bàn tán và ánh mắt nhòm ngó của người ngoài.
Theo "quy luật" thì "mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng", bởi ít có đứa con nào lại muốn chia sẻ bố của mình cho một người khác không phải mẹ, lại càng không muốn gọi một người xa lạ là mẹ.
Và cũng có không ít người phụ nữ không thể coi con của chồng như con mình sinh ra.
Thế nhưng mối quan hệ của cô gái này và mẹ kế thật khiến người ta phải giật mình, vì sau khi ông bố qua đời, cô gái này không những rất hòa thuận với mẹ kế mà còn yêu và cưới luôn người đã từng là vợ của bố mình.
(Ảnh minh họa.)
Câu chuyện hy hữu này đã làm xôn xao cả một vùng, người ta không thể tin được mối quan hệ "dì ghẻ, con chồng" lại biến thành như vậy. Đó là câu chuyện của gia đình cô gái 32 tuổi (giấu tên), sống tại thành phố Rosario, Argentina.
Năm 1999, mẹ của cô gái qua đời. Một thời gian sau bố của cô "đi thêm bước nữa" với một người phụ nữ khác.
Người ta không xác định được rằng họ đã kết hôn bao lâu thì ông bố qua đời hoặc sự khác biệt về tuổi tác giữa họ như thế nào, người dân trong vùng mô tả người đàn ông lớn hơn vợ hai rất nhiều tuổi.
Vậy nhưng, mọi chuyện diễn ra khá êm đẹp, cô gái và người mẹ kế (33 tuổi) khá hòa hợp, không có cãi vã xảy ra vì cả hai cùng độ tuổi, sở thích tương đồng nhau.
Tuy nhiên, sau khi ông bố đột ngột qua đời vào tháng 10 năm 2010, đến năm 2016 cô gái và người mẹ kế của mình đã đưa ra tuyên bố gây sốc, "hai mẹ con" yêu nhau và sẽ kết hôn.
(Ảnh minh họa.)
Dự định của họ không diễn ra suôn sẻ vì rào cản pháp luật. Luật pháp Argentina tuy đã cho phép người dân kết hôn đồng giới nhưng lại cấm kết hôn giữa con cái và cha mẹ.
Khi đi đăng ký tại chính quền địa phương, họ đã vấp phải sự phản đối và không được chấp thuận. Nhà chức trách cho rằng mối quan hệ như vậy là "bất hợp pháp".
Không bằng lòng với sự ngăn cấm đó, cô gái này đã quyết định nộp đơn kiện lên tòa án. Sau những nỗ lực đấu tranh cho hạnh phúc của mình, "cặp đôi" này đã được thẩm phán tòa án địa phương đồng ý cho kết hôn để đảm bảo quyền được hạnh phúc của công dân.
Trong một phán quyết dài 27 trang, thẩm phán Ricardo Dutto giải thích rằng: "Hiến pháp Argentina suy cho cùng cũng là để đảm bảo rằng tất cả người dân đều có quyền được hưởng hạnh phúc riêng tư, bên cạnh đó là quyền được đối xử bình đẳng theo pháp luật của đất nước trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả hôn nhân".
(Nguồn: Daily mail)