Bố nổi giận đập tan màn hình khi thấy con trai lén lút chơi điện thoại, câu nói lúc sau của phụ huynh làm thức tỉnh đứa trẻ

VÂN TRANG |

Thay vì đánh đập con, người bố đã dùng cách khác để khiến cậu con trai không chơi điện thoại nữa.

Với việc phát triển của internet, ngày nay điện thoại di động càng được sử dụng nhiều hơn. Song điều này cũng vô tình gây nên những cản trở trong giao tiếp gia đình, điển hình như việc cha mẹ mải mê chơi điện thoại bỏ bê con cái.

Nhiều cặp vợ chồng cứ thế quăng cho con chiếc điện thoại, cứ để con thích nghịch gì thì nghịch. Dần dần có những đứa trẻ dù chưa đủ tuổi đi học đã rất mê thiết bị di động, đến nỗi quên ăn quên ngủ.

Bố nổi giận đập tan màn hình khi thấy con trai lén lút chơi điện thoại, câu nói lúc sau của phụ huynh làm thức tỉnh đứa trẻ - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều trẻ em nghiện điện thoại di động (Ảnh minh hoạ)

Làm sao để cai nghiện điện thoại cho con một cách dễ dàng? Mới đây, một ông bố ở Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm dạy con của mình. Người cha thường xuyên chơi điện thoại trước mặt con nên cậu bé cũng bị ảnh hưởng theo.

Một lần đi ra ngoài, ông bố yêu cầu cậu con trai phải làm hết bài tập. Tuy nhiên đến khi người cha trở về nhà, ông lại phát hiện con trai lén lút chơi game suốt mà không chịu học hành tử tế.

Quá nóng giận, người cha này đã quăng điện thoại vỡ tan màn hình ngay trước mặt con trai. Cậu bé cũng co rúm vào một góc, chờ đợi đòn roi của bố.

Bố nổi giận đập tan màn hình khi thấy con trai lén lút chơi điện thoại, câu nói lúc sau của phụ huynh làm thức tỉnh đứa trẻ - Ảnh 2.

Người cha ném vỡ tan điện thoại khi phát hiện con lén lút chơi game

Nhìn hình ảnh sợ sệt của con trai, ông bố bỗng nhận ra rằng việc đánh đập con trai chẳng được tác dụng gì. Dù trong lòng vẫn tức giận, ông vẫn phải thừa nhận rằng chính bởi bản thân chơi điện thoại quá nhiều đã vô tình ảnh hưởng đến con cái, để cậu bé cũng bị nghiện thiết bị di động như mình.

Không phải ngẫu nhiên con trai lại bỏ bê học hành để chơi game. Lúc sau, người cha tâm sự với con: "Bố đã dặn con như thế nào trước khi đi và con thực hiện được những điều nào rồi? Con phải làm bài tập nhưng tại sao khi trở về, bố vẫn thấy con y xì như vậy. Bố lấy điện thoại của con khi không hoàn thành được nhiệm vụ. Như vậy là ai đúng, ai sai?".

Ông bố tiếp tục hỏi con: "Giờ bố hỏi con một câu: Chiếc điện thoại đắt đỏ như vậy, nếu đập vỡ như thế con có nghĩ bố đau lòng không?". Đứa trẻ nhìn bố một lúc rồi mới gật đầu.

Sau cuộc nói chuyện với bố, cậu con trai như hiểu thêm nỗi lòng phụ huynh hơn. Dù chưa thực sự cai nghiện được điện thoại, song cậu bé cũng đã hứa sẽ hoàn thành hết việc được giao thì mới dùng đến thiết bị di động.

Bố nổi giận đập tan màn hình khi thấy con trai lén lút chơi điện thoại, câu nói lúc sau của phụ huynh làm thức tỉnh đứa trẻ - Ảnh 4.

Đánh đập con cái chỉ khiến mối quan hệ gia đình ngày càng xấu đi (Ảnh minh hoạ)

Nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng đòn roi khi con cái làm sai, nhưng họ lại quên mất rằng những đứa trẻ cũng có lòng tự trọng của riêng mình. Sự nóng nảy trong hành động của cha mẹ chỉ càng đẩy mối quan hệ trong gia đình đi xa hơn.

Nếu cha mẹ giải thích tốt, con cái mới chịu nghe theo. Điều này cũng giúp trẻ có thêm thời gian bình tâm suy nghĩ thấu đáo hơn. Đánh đập, trách mắng một cách mù quáng chỉ khiến con cái thêm sợ hãi cha mẹ, không có lợi cho việc giao tiếp.

Bởi vậy trong giáo dục con cái, đừng quên nguyên tắc: Nếu con quấy khóc, cha mẹ hãy giải thích đâu là hành động đúng/ sai, từ đó con mới chịu nghe lời phụ huynh được.

Một khi cha mẹ có cách nhìn bình đẳng trong giao tiếp với con cái, cha mẹ mới có thể hiểu được suy nghĩ của trẻ và lý do những đứa con trở nên tức giận/hành động bộc phát đến vậy. Chỉ khi cha mẹ thực sự hiểu con thì con cái mới chịu nghe lời một cách thành tâm.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại