Trẻ em là những cá thể dễ gánh chịu những thương tổn chính vì vậy nên xã hội luôn dành cho chúng sự ưu tiên nhất định trong khi người lớn cũng ra sức bảo vệ chúng.
Chính vì lẽ đó nên các câu chuyện gắn liền với hoàn cảnh đáng thương của trẻ em đều dễ dàng đánh vào lòng trắc ẩn của công chúng.
Tổ chức từ thiện ra đời đóng vai trò như cầu nối gắn kết những đứa trẻ đến với các khoản đóng góp giúp cải thiện cuộc sống của chúng.
Thế nhưng, tất cả mọi vấn đề đều có 2 mặt. Rất nhiều tổ chức từ thiện đã làm tốt vai trò của họ là giúp đỡ trẻ em nhưng không ít trong số đó lại chỉ nhắm đến mục đích trục lợi trên danh nghĩa của những đứa trẻ.
Chúng thu tiền nhưng sử dụng cho mục đích khác thay vì lo lắng cho những đứa trẻ. Đây là thực trạng nhức nhối đã xảy ra ở nhiều quốc gia.
Guardian Youth Care ở Úc
Vào năm 2017, chính phủ Úc đã cáo buộc tổ chức từ thiện Guardian Youth Care từng được điều hành bởi Wallaby Glen Ella vì chiếm đoạt và sử dụng sai mục đích khoản tiền 20 triệu USD (463 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) do mọi người đóng góp.
Số tiền khổng lồ này được dùng để thanh toán các hợp đồng phụ của công ty liên quan đến tổ chức tội phạm.
Wallaby Glen Ella
Được biết, để chăm sóc các em 24/7, tổ chức từ thiện này đã thu về hơn 7 triệu USD (162 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại trong năm tài chính 2017 và tổng cộng hơn 30 triệu USD (695 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) trong 5 năm qua.
Guardian Youth Care rơi vào khủng hoảng tài chính khi cho các tổ chức tội phạm vay mượn hàng trăm triệu USD. Hoạt động tài chính đáng ngờ của nó đã bị Bộ Gia đình và Dịch vụ Cộng đồng nghi ngờ và họ đã vào cuộc điều tra.
Guardian Youth Care là một tổ chức từ thiện và tự nhận là "cơ quan có kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này".
Kể từ đầu những năm 2000, tổ chức này đã phải chịu trách nhiệm chăm sóc những trường hợp chấn thương ở trẻ em và thanh niên ở khắp tiểu bang.
Vào năm 2017, Guardian Youth Care đã nhận được nhiều khoản đóng góp để chăm sóc cho 27 người.
Người giúp thành lập Guardian Youth Care là Roy Bijkerk, một cựu võ sĩ quyền anh hạng nặng, từng nhận tội vào năm 1999 vì âm mưu nhập khẩu một lượng cocaine thương mại.
Sau khi ra tù, Bijkerk có thời gian ngắn làm giám đốc tổ chức từ thiện trên và tự nhận là người điều phối phát triển.
Roy Bijkerk
Sau đó, ông Ella tiếp nhận chức giám đốc từ năm 2013 và một giám đốc còn lại của Guardian Youth Care là Samantha Madigan.
Ông Ella, Madigan và 4 người khác cũng đảm nhận vai trò giám đốc của tổ chức từ thiện đã mượn 1 triệu USD (23 tỷ đồng) tiền từ thiện từ năm 2014.
Phần lớn số tiền đều được đưa đến các tổ chức có liên hệ với Bijkerk và những người khác có tiền án hình sự.
Ngoài ra, những nhân vật này còn sở hữu một công ty có tên là Guardian Care Properties, cho con bạc khét tiếng Eddie Hayson ở Sydney, Úc, vay số tiền 500.000 USD (11,6 tỷ đồng) vay.
Tại phiên tòa xét xử, ông Bijkerk khẳng định Guardian Care Properties không hề liên quan đến Guardian Youth Care.
Đến hiện tại, Guardian Youth Care đã bị yêu cầu đóng cửa vĩnh viễn song vụ kiện tụng vẫn chưa đi đến hồi kết.
Kids Wish ở Mỹ
Nhìn vào logo của Kids Wish, hẳn ai cũng thấy đây là một tổ chức từ thiện đại diện bởi hình ảnh cô tiên xanh mang lại niềm hy vọng cho những đứa trẻ đáng thương và tội nghiệp trên khắp nước Mỹ.
Tổ chức khởi đầu từ một nhà kho phía sau cây xăng ở Holiday, Florida, Mỹ. Nhờ vào câu khẩu hiệu "Where dreams really do come true" (Tạm dịch: Nơi những giấc mơ trở thành hiện thực), tổ chức này nhận được nhiều tình cảm của rất nhiều các nhà hảo tâm.
Mỗi năm Kids Wish nhận được hàng chục triệu USD tiền từ thiện dưới danh nghĩa là đóng góp cho những đứa trẻ bệnh tật và gia đình của chúng.
Thế nhưng, số tiền họ chi cho bọn trẻ thì chẳng đáng bao nhiêu, bị ví chỉ vỏn vẹn 3 cent.
Phần lớn số tiền còn lại được sử dụng để làm giàu cho những nhà điều hành tổ chức từ thiện và các công ty hoạt động vì lợi nhuận do Kids Wish Network thuê để gây quỹ.
Chỉ trong thập kỷ qua, Kids Wish Network đã chuyển gần 110 triệu USD (2.550 tỷ đồng) cho các luật sư của công ty.
Người sáng lập tổ chức này còn nhận thêm 4,8 triệu USD (111 tỷ đồng). Kids Wish là tổ chức bòn rút tiền từ thiện nhân danh những người nghèo khó lớn nhất nước Mỹ.
Thế nhưng, Kids Wish không phải trường hợp cá biệt. Trong cuộc điều tra của Tampa Bay Times và Trung tâm Báo cáo Điều tra đã chỉ ra có đến 6.000 tổ chức từ thiện chi tiền để phát triển các công ty riêng.
Các tổ chức phi lợi nhuận này lợi dụng danh nghĩa của những đứa trẻ hoặc người có hoàn cảnh khó khăn để lừa dối các nhà hảo tâm.
Sau đó, chúng bòn rút tiền của sau mỗi năm. Cho đến ngày nay, không ai thống kê được số tiền của các tổ chức từ thiện bị các cá nhân ăn chặn.
Trên chỉ là 2 trong số vô vàn những tổ chức từ thiện lợi dụng danh nghĩa của trẻ em để thu về những món tiền khổng lồ.
Số tiền ấy đã có thể giúp cuộc đời của các em trở nên tốt hơn, hoặc thậm chí cứu được mạng sống của những đứa trẻ đứng giữa lằn ranh sống - chết nhưng lại rơi vào tay của những kẻ bất lương, đổ vào các công ty riêng và cả những tổ chức phạm pháp.
Đây là mặt tối đầy nhức nhối mà các nhà hảo tâm cần cảnh giác hơn để tránh bị lợi dụng lòng tốt và cả tiền bạc.