Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có khoảng 10,000 ca bán nội tạng diễn ra trên toàn thế giới. Con số này tương đương với hơn 1 ca bán tạng/mỗi giờ.
Một người đàn ông nằm trên giường sau ca bán nội tạng tại một bệnh viện chui, thành phố Patna, Bihar, Ấn Độ.Những ca bán tạng xảy ra chủ yếu tại những quốc gia nghèo Nam Á, châu Phi hay Trung Quốc, nơi người dân chấp nhận bán nội tạng để có tiền chu cấp cho gia đình.
Những bệnh viện chui như thế này được mở ra trên toàn thế giới, dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn của các quốc gia sở tại. Ngày càng có nhiều người mắc các căn bệnh liên quan tới thận, kéo theo nhu cầu tăng cao của loại nội tạng này. Chính vì vậy, nhiều người chấp nhận bán một bên thận của mình.
Những bệnh nhân sẽ được trả tối đa 200,000 USD (hơn 4 tỷ) cho một quả thận. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, một số tay buôn lợi dụng tình trạng cùng quẫn của người đi bán và chỉ trả khoảng 5,000 USD (hơn 110 triệu đồng).
Hai mẹ con nằm chờ trong một căn phòng bệnh viện ngầm; được cho là nơi tiếp tay cho các hoạt động mua bán nội tạng.
Những loại thuốc, dụng cụ y tế được chuẩn bị cho một ca phẫu thuật nội tạng trái phép. Nội tạng sau khi được mua bán bất hợp pháp tại quốc gia nghèo như Ấn Độ, Pakistan có thể được chuyển đến các quốc gia phương Tây, nơi người giàu có thể chi trả rất nhiều tiền cho các ca phẫu thuật ghép tạng.
Một người đàn ông đang ngồi chờ đến lượt mình. Theo ước tính của một vài tổ chức kinh tế thế giới, "nền công nghiệp" bán nội tạng ước tính có giá trị từ 600 triệu đến 1,2 tỷ USD.
Người thân của một bệnh nhân bán nội tạng. 75% các vụ buôn bán nội tạng liên quan tới thận.
Những người họ hàng ngồi chờ trong bệnh viện sau ca mổ bán nội tạng.
Toàn cảnh ca mổ nội tạng tại một bệnh viện Ấn Độ.
Những đồ vật vứt ngổn ngang, vương vãi máu sau ca phẫu thuật nội tạng.
Những món đồ của các bác sỹ trong ca mổ.
Em bé đợi chờ bố mình bán nội tạng.