Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia hối hận: Tổ tiên của lão nông là ai?

Diệu Thuý |

Danh tính tổ tiên của ông lão khiến nhóm chuyên gia phải bất ngờ.

Bức tranh cổ

Những năm gần đây, chương trình thẩm định bảo vật của Trung Quốc đã thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm của khán giả trong và ngoài nước. Người xem đều vô cùng bất ngờ, thích thú mà không khỏi cảm thán trước số lượng bảo vật được đem đi kiểm định: "Quả không hổ danh là quốc gia có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, bảo vật lưu lạc trong dân gian nhiều quá!".

Câu chuyện của ông lão người Đông Bắc trong một tập phát sóng của chương trình chính là minh chứng, bởi bảo vật ông mang đi kiểm định được lưu truyền qua nhiều đời trong gia đình.

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia hối hận: Tổ tiên của lão nông là ai? - Ảnh 1.

Lão nông họ Lý có gia cảnh nghèo khó. Hình ảnh: Baijiahao

Ông lão họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên ông có ý định bán những bức tranh cổ mà ông đã lưu giữ bao năm nay, nhưng vì lo sợ bảo vật rơi vào tay những kẻ buôn bán đồ cổ nên đã quyết định mang bức tranh cổ đi đấu giá. 

Vừa hay lúc đó, bộ phận di tích văn hóa địa phương đang thu mua di vật văn hóa, ông lão cảm thấy nên giao bức tranh cho quốc gia quản lý. Bởi phần tiền thưởng có lẽ đủ để ông an hưởng tuổi già, hơn nữa lại còn có thể nhìn thấy di vật đó bất cứ lúc nào.

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia hối hận: Tổ tiên của lão nông là ai? - Ảnh 2.

Một phần bức tranh ông Lý mang đi kiểm định. Hình ảnh: Baijiahao

Thế là ông lão mang bức tranh đến tham gia chương trình kiểm định để định giá, sau khi xem xét kỹ lưỡng, chuyên gia nhận thấy đây chỉ là bức tranh vẽ phong cảnh, sử dụng chất liệu lụa và màu thủ công đơn giản, không có gì quý giá như lời giới thiệu bảo vật của lão Lý. 

Nhìn thấy các chuyên gia bĩu môi, lão Lý bèn tự tin lớn tiếng: "Thế các anh đã nhìn xuống góc tranh chưa?". Khi họ nhìn thấy phần ở góc bức tranh cổ thì đồng loạt đều bất ngờ và hối hận vì thái độ ban nãy. 

Rốt cuộc góc tranh có cái gì mà khiến nhóm chuyên gia phải bất ngờ đến vậy?

Tổ tiên của ông Lý

Hoá ra ở góc bức tranh, các chuyên gia nhìn thấy ấn ký của vua Càn Long và vua Gia Khánh thời nhà Thanh. Đối với đội chuyên gia đã sành sỏi trong việc thẩm định bảo vật cổ thì một con dấu của Càn Long đế đã đủ để nói lên giá trị của bức tranh này. Bởi vua Càn Long vốn nổi tiếng là người đam mê nghệ thuật đặc biệt là hội hoạ thế nên bức tranh này hẳn là được Càn Long đế yêu thích lắm thì mới đóng ấn ký của mình lên đó.

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia hối hận: Tổ tiên của lão nông là ai? - Ảnh 4.

Ấn ký của vua Càn Long. Hình ảnh: Baijiahao

Vị chuyên gia sau khi nhìn rõ góc tranh thì cao hứng và nhanh chóng hỏi ông lão xem tổ tiên của ông là ai? 

Thì ra tổ tiên của ông lão này là thị vệ của vua Phổ Nghi. Bởi vì có công hộ tống vua nên tổ tiên của ông được ban thưởng nhiều bảo vật, bức tranh này là một trong số đó. 

Do đó, các chuyên gia đã kết luận rằng đây là một bảo vật quý giá và cần được lưu giữ bảo quản. Ông Lý không quá quan tâm về giá trị nghệ thuật của bức tranh mà chỉ sốt ruột muốn nhanh chóng được lĩnh tiền. Ông Lý nói chỉ cần đưa 8 triệu NDT rồi cho các chuyên gia lấy tranh về mà từ từ ngâm cứu. 

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia hối hận: Tổ tiên của lão nông là ai? - Ảnh 6.

Toàn bộ bức tranh "Thập Vịnh đồ" là bảo vật gia truyền của lão Lý. Hình ảnh: Baijiahao

Thế nhưng nhóm chuyên gia định giá bức tranh ở mức 20.000 NDT. Sau đó ông lão đã tức tối mang bức tranh rời khỏi chương trình. 

Sau này trong một cuộc đấu giá ở Bắc Kinh, bức tranh của ông lão đã được thu mua với giá cao là 18 triệu NDT (tương đương khoảng 65 tỷ VNĐ) và hiện được cất giữ trong Bảo tàng Cố Cung. Đến lúc này, người ta mới biết bức tranh gia truyền của ông Lý chính là trong bức "Thập Vịnh Đồ" của Trương Tiên thời Bắc Tống, vô cùng có giá trị.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại