Quốc hội nước Cộng hòa Litva vừa thông đạo luật mà theo đó thành viên của liên hiệp xạ thủ và các binh sĩ của những lực lượng tình nguyện được phép mua bán và cất giữ các loại vũ khí bán tự động cùng đạn dược tại nhà riêng.
Quân đội Litva hiện có lực lượng thường trực khoảng hơn 15.000 người (khoảng 2.400 trong số đó hoạt động trong lĩnh vực dân sự) và được bổ sung bởi một lực lượng dự bị 100.000 người. Chế độ quân dịch trong quân đội Litva bị huỷ bỏ từ tháng 9 năm 2008 nhưng lại được thiết lập lại từ đầu năm ngoái.
Trong trường hợp các lực lượng thù địch tấn công xâm lược lãnh thổ Litva, xạ thủ và binh lính tình nguyện sẽ có thể nhanh chóng thành lập những tổ chức kháng chiến có vũ trang như một phần lực lượng quân sự của đất nước này.
Các công ty dân sự quân sự hóa cùng nhân viên của họ và lực lượng quân sự sự bị là những đối tượng được đạo luật này cho phép mua bán, cất giữ vũ khí bán tự động.
Liên hiệp xạ thủ Litva hiện có hơn 10.000 người
Trong cuộc bỏ phiếu thông qua sửa đổi đạo luật mua bán vũ khí loại B và C lần này có 60 đại biểu thuận, 7 – phản đối và 28 phiếu trắng.
"Khi huy động lực lượng cho chiến tranh thì những người này đã có sẵn vũ khí trong tay để bảo vệ đất nước" - Arturas Paulauskas, người khởi xướng việc sửa đổi luật về vũ khí đạn dược, đồng thời là người đứng đầu ủy ban quốc hội về an ninh quốc phòng, phát biểu.
Một binh sỹ trong lực lượng biên phòng tình nguyện Litva
Pháp luật Litva quy định những vũ khí thuộc loại "A" như súng tiểu liên tự động, súng máy, súng phóng lựu vẫn chỉ được sử dụng độc quyền trong quân đội.
Sức mạnh quân đội Litva
"Vì vậy, tôi muốn các xạ thủ phải có trách nhiệm tuân thủ theo luật này và đừng quên rằng vũ khí được chế tạo ra là để phục vụ cho quốc phòng" – ông Paulauskas nhấn mạnh.
Lính đặc nhiệm Litva
Ngay sau khi đạo luật này được ban hành thì các nhà chính trị đã bắt đầu nói về sự cần thiết khi cho phép người dân sở hữu vũ khí.
Hiện tại Na Uy cho phép xạ thủ mua vũ khí, còn Estonia, Đan Mạch và Thụy Điển cho phép quân nhân cất giữ súng tại nhà.